Text Box: TIN VUI

 

Text Box: Số 13 CN 18. 12. 2005
 

 


 

 

 

 

 

 

 

Biến cố truyền tin  Ngôi Lời Nhập Thể ở cùng chúng ta.

LÀM CHỨNG VỀ ĐẤNG VÔ HÌNH..

VẸN MỘT LỜI THỀ..

CÙNG NHAU TIẾN BƯỚC..

ĐẠO JINA (Jainisme)

QUAN ĐIỂM CỦA GIÁO HỘI NHƯ THẾ NÀO VỀ ĐỒNG TÍNH..

NHỮNG “CHIẾC GIƯỜNG PROCUSTE” TRONG GIA ĐÌNH..

GIA TRƯỞNG..

Bài thuyết giảng.

GIỌT NƯỚC MẮT HỒNG..

Text Box:  SỐNG LỜI CHÚA

 

 

 

 

CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG – NĂM B
18.12.2005

Biến cố truyền tin 
Ngôi Lời Nhập Thể ở cùng chúng ta

1. Đức Giêsu, Thiên Chúa ở trong lịch sử nhân loại : Ngài là Lời sáng tạo của Thiên Chúa, Ngài hiện diẹân trong muôn thụ tạo, trong con người, đỉnh cao của sáng tạo. Vì yêu, Ngài không muốn cứu độ con người từ trên cao, nhưng đã hạ mình xuống làm người ở giữa chúng ta. Vì yêu, Ngài không muốn rời xa chúng ta, nên đã lấy chính máu thịt Ngài làm lương thực để ở trong chính bản thân con người yếu đuối. Vì yêu, Ngài đã hiến mình làm giá cứu chuộc chúng ta để hiệp nhất chúng ta nên một với Ngài. Ngài nhập thể trong cung lòng Đức Trinh Nữ Maria, Ngài bắt đầu một cuộc sáng tạo mới. Một lịch sử thánh mới. Ngài hiện diện trong Bí tích Thánh thể để ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế.

2. Đức Giêsu, Thiên Chúa đang ở trong chúng ta : Ngài đang ở nơi mỗi người : Đức Maria đón Ngài vào cung lòng mình, cưu mang Ngài. Còn chúng ta hôm nay cũng đón Ngài vào trong cung lòng chúng ta khi tham dự Bí tích Thánh thể. Vậy chúng ta đã chuẩn bị đón Ngài như thế nào ? Mỗi lần tham dự thánh lễ có thực sự là đi đón Chúa không ? Ngài đang ở trong gia đình chúng ta. Ngày xưa, Đức Mẹ và Thánh Cả đã cùng Ngài lập nên Thánh gia gương mẫu cho mọi gia đình ; ngày hôm nay, gia đình chúng ta cũng là gia đình có Đức Giêsu cư ngụ. Gia đình chúng ta đã và đang sống như thế nào ? Có Thiên Chúa thực sự hiện diện không ? Ngài đang ở trong xã hội hôm nay : Đức Giêsu đã đi vào lòng nhân thế qua Đức Maria, ngày hôm nay qua chúng ta, qua giáo xứ, qua Giáo hội Ngài cũng đang đi vào lòng xã hội. Chúng ta có đưa Ngài đến với con người, với xã hội, với môi trường mình đang sống không ?…

Lm. Giuse Maria Lê Quốc Thăng

Text Box:  CON ĐƯỜNG TU ĐỨC

 

 

LÀM CHỨNG VỀ ĐẤNG VÔ HÌNH

Bài giảng của Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt

Nhân dịp lễ tạ ơn của 12 tân linh mục Hà Nội

Nhà thờ chính toà ngày 11-12-2005

 

Ga 1,6-8.19-28

Thật ý nghĩa các tân linh mục chọn ngày Chủ nhật thứ 3 mùa Vọng hôm nay để dâng lễ tạ ơn tại Giáo phận. Ý nghĩa vì hôm nay được gọi là Chủ nhật “Hãy vui lên”. Ý nghĩa vì  bài Sách Thánh  hôm nay nói về việc Chúa sai các sứ giả đem Tin Mừng cho mọi người. Ý nghĩa vì bài Tin Mừng tường thuật cuộc đời Thánh Gioan Tẩy giả như chứng nhân trung thực của Đấng Cứu Thế. Thánh Gioan Tẩy giả là một chứng nhân xuất sắc. Nghe lời giảng dạy của ngài, có nhiều người ăn năn sám hối. Ngài là chứng nhân xuất sắc vì cuộc đời của ngài có ba ưu điểm nổi bật như sau.

Ngài có cảm nghiệm về Chúa. Làm chứng cho ai thì phải biết rõ về người ấy. Thánh Gioan có hiểu biết về Chúa. Sự hiểu biết trước hết do ngài đã cảm nghiệm được ơn Chúa Từ việc thụ thai cho đến việc được khỏi tội tổ tông từ trong lòng mẹ. Từ việc đặt tên đến việc hàng xóm đến chúc mừng. Tất cả cho thấy bàn tay của Chúa đã đặt trên ngài. Sự hiểu biết về Chúa còn đến với ngài qua những giờ phút sống thân mật với Chúa. Từ khi có trí khôn đến rao giảng công khai. Thánh Gioan đã ẩn dật trong sa mạc. Tại một tu viện yên tĩnh, ngài đã chuyên cần cầu nguyện. Những năm tháng dài chìm đắm trong cầu nguyện đã cho ngài được tiếp xúc với Chúa. Chúa đã dạy bảo ngài. Nên ngài hiểu biết về Chúa. Và lời chứng của ngài có sức thuyết phục.

Ngài có đức tính trung thực. Trung thực là một đức tính không thể thiếu nơi người làm chứng. Chứng nhân trung thực mới đáng tin cậy. Thánh Gioan Tẩy giả là một người trung thực. Trung thực trong khiêm nhường nhận sự thực về mình. Hôm nay trong bài Tin Mừng, ngài đã ba lần chối những danh hiệu cao quí người ta gán cho ngài. Để từ chối những gì không phải của mình phải rất trung thực, rất khiêm nhường và rất từ bỏ. Ngài chỉ nhận sự thực hèn kém của mình, là tiếng kêu nhỏ bé trong sa mạc, là người đi dọn đường. Ngài còn trung thực khi giám nói lên sự thực về người khác. Phê phán các binh sĩ và cả đời sống bất chính của Vua Hêrôđê. Nhờ trung thực mà lời chứng của ngài được mọi người tin theo.

Ngài có đời sống từ bỏ. Vô vị lợi là một nét uy tín của người làm chứng. Thánh Gioan Tẩy giả đã hoàn toàn từ bỏ khi vào sống trong sa mạc, ăn châu chấu và mật ong rừng, mặc áo bằng da thú. Tất cả nói lên sự từ bỏ. Từ bỏ danh lợi. Từ bỏ thú vui hưởng thụ. Từ bỏ của cải vật chất. Và nhất là từ bỏ chính mình. Chính thái độ từ bỏ trong đời sống tu nhân khắc kỷ làm cho mọi người mến phục và vâng nghe lời ngài giảng dạy.

Các linh mục là những người làm chứng cho Chúa. Để trở nên những chứng nhân có uy tín, các linh mục đã noi gương Thánh Gioan Tẩy giả.

Trước hết các linh mục phải có cảm nghiệm về Chúa. Những cảm nghiệm bên ngoài ai cũng đã nhìn. Giữa muôn người cùng lứa tuổi, cùng quê hương, cùng học hành, Chúa đã chỉ trọn 12 người hôm nay có mặt ở đây. Và qua buổi lễ truyền chức long trọng ngày 29-11 vừa qua, mọi người đều thấy rõ ơn lành của Chúa chan chứa trên cuộc đời các tân linh mục. Biết bao người đã khóc vì cảm động. Nhưng những cảm nghiệm bên trong chỉ có các tân linh mục mới biết được. Và những cảm nghiệm đó còn phải được nuôi dưỡng và phát triển suốt cuộc đời nhờ những giờ phút cầu nguyện kết hiệp mật thiết với Chúa, nhờ những hy sinh tận tụy phục vụ đoàn chiên, nhờ những nhạy bén lắng nghe và ứng sử qua các dấu chỉ của thời đại.

Các linh mục phải là những người trung thực. Trung thực với Chúa. Khi trao chén thánh cho linh mục, Đức Giám mục đã nhắn nhủ: Con phải rập khuôn đời sống con theo đời sống Đức Kitô. Linh mục  phải là hình ảnh trung thực của Chúa. Trung thực với chính mình. Khi nhận Sách Thánh, Phó tế được Đức Giám mục nhắc nhở: “Hãy tin điều con đọc, dạy điều con tin và thi hành điều con dạy”. Đời sống của linh mục phải đi đôi với lời giảng dạy. Và trung thực với mọi người khi luôn nói sự thực về mình và về người khác.

Sau cùng linh mục phải nêu gương từ bỏ. Tu trì tước hết là tu thân. Tu thân hệ tại trước hết ở việc từ bỏ. Hãy noi gương Thánh Gioan Tẩy giả nói “Không” với những gì không xứng đáng với phẩm chức linh mục. Từ bỏ chính mình qua đời sống đơn sơ nghèo khó, trong sạch tiết độ và qua sự hoàn toàn vâng phục theo thánh ý Chúa.

Chúa là Đấng vô hình không ai thấy được. Như Thánh Gioan Tẩy giả hôm nay nói. Ngài ở giữa anh em mà anh em không biết. Chính đời sống linh mục làm cho người ta biết Chúa. Linh mục là hình ảnh của Chúa. Là hiện diện hữu hình của Thiên Chúa vô hình. Thiên đàng chưa có ai kinh nghiệm. Chính đời sống của các linh mục làm chứng về hạnh phúc nước trời. Đức Hồng Y Crescenzio Sepe đã nói: “Linh mục là món quà cao quý nhất Thiên Chúa tặng cho loài người”. Xin cầu chúc cho các cha trở thành món quà tặng thực sự giá trị, thực sự ý nghĩa và thực sự được mọi người mong đợi. Tạ ơn Chúa đã ban cho chúng con những món quà cao quí là các linh mục. Tạ ơn Chúa đã thương cho Giáo Phận Hà nội 12 linh mục tràn đầy nhiệt tâm phục vụ. Cám ơn các linh mục đã tình nguyện trở thành món quà việc hiến thân phục vụ Chúa, phục vụ Giáo hội và phục vụ nhân loại.

 

 

 

Text Box:        TÌM HIỂU & SỐNG ĐẠO

VẸN MỘT LỜI THỀ

  Bạn thân mến,

        Ngày 3.08.03, mình theo ĐC Lạng Sơn Giuse Ngô Quang Kiệt (nay là Tổng giám mục Hà Nội, kiêm Giám quản Lạng Sơn) lên Noóc Toòng, thuộc giáo xứ Bó Tờ, cách TGM Lạng Sơn 140km để cử hành lễ an táng cho bà Maria Ký, người dân tộc Tày. Một đám tang đơn sơ, nhưng đã để lại cho mình những ấn tượng thật khó quên.

            Ấn tượng thứ nhất là cái chết của người quá cố. Bà Ký chết vì quá thương con. Con gái bà chết vì bệnh ung thư. Quảng xác con tại nhà chờ ngày chôn cất, bà Ký không cầm nổi nước mắt khóc thương. Bà chết sau con gái 4 ngày!

        Ấn tượng thứ hai là gia đình của bà Ký. Đây là gia đình công giáo duy nhất trong làng Noóc Toòng. Chuyện ông Ký trở lại đạo cách đây hơn 70 năm cũng thật là hi hữu. Theo lời ĐC Lạng Sơn thì:

        Hồi đó gia đình ông Ký tội nghiệp lắm. Mẹ ông sinh ba bốn lần nhưng đứa con nào cũng chết sớm. Khi sinh ra ông Ký, thấy con èo uột, hết bệnh này đến bệnh kia, bà lo lắm, chỉ sợ thằng bé rồi cũng bị “ma” bắt như các anh, các chị nó thôi. Thế rồi một hôm, nghe người ta mách, cách làng Nooc Toong khoảng 15km có ông cha theo đạo thờ “Cái Chúa” giỏi lắm. Cứ mang con ra đó rửa tội, “Cái Chúa” sẽ phù hộ, không để “ma” bắt mất đâu. Nghe lời, người mẹ mang bé Ký ra xin “ông Cha” rửa tội. Ông cha dậy bé Ký làm dấu thánh giá, đọc kinh lạy cha, cho bé Ký quyển sách kinh nhỏ rồi rửa tội cho bé.

        Về nhà ít lâu, bé Ký tự nhiên ăn được, ngủ được, người béo khỏe ra. Lớn lên đi học, lại có trí nhớ tốt hơn chúng bạn, thế mới lạ!

        Mấy năm sau đó, chiến cuộc nổ ra, dân làng ly tán. Không có linh mục tới lui nên nhà thờ Bó Tờ cũng thành nơi hoang vắng. Mẹ của Ký cũng chẳng nghĩ gì tới việc mình có đứa con “đi đạo” nữa. Và cứ thế, năm tháng dần trôi, chốn sơn khê heo hút này, dường như chẳng còn ai biết là có “Cái Chúa” ở trên đời.

        Thế rồi một hôm, người mẹ làng Noóc Toòng ấy giật nẩy mình khi nghe đứa con mình mang đi rửa tội, đem cho “Cái Chúa” ngày xưa ấy, xin phép làm bàn thờ kính “Cái Chúa” ở trong nhà. Bà tự nhủ: mình đem nó “rửa tội”, cho nó theo “Cái Chúa” là chỉ có ý mong nó khỏi chết, chứ đạo nghĩa gì đâu. Làng này, mọi người theo “thầy mo” tất, có ai biết “Cái Chúa” là gì. Để nó làm bàn thờ kính “Cái Chúa”, người ta không cười vào mặt cho à! Nghĩ thế, bà cương quyết từ chối, rồi nói thật với con:

-    Mẹ để con “đi đạo” là cốt cho con khỏi chết thôi. Giờ con khỏe mạnh thế này, cần gì phải giữ nữa.

        Nhưng anh Ký cương quyết thưa:

-    Mình đã tin “Cái Chúa” thì phải tin cho thật. Đã “đi đạo” thì phải giữ cho tròn. Nếu mẹ không bằng lòng, con sẽ ra ở riêng để làm bàn thờ, vì con đã tin “Cái Chúa”.

        Thấy con khảng khái nhất mực, tuổi mình cũng đã cao. Nó giận, nó ra ở riêng thì mình biết lấy ai săn sóc, nên cuối cùng bà mẹ cũng bằng lòng.

        Những năm khó khăn ấy kiếm đâu ra ảnh tượng mà làm bàn thờ nên anh Ký chỉ biết lấy than vẽ trên vách nhà hình cây thánh giá, bên dưới nắn nót hàng chữ “Tôi tin Thiên Chúa Ba Ngôi”, thêm một ngọn đèn dầu nhỏ trên chiếc bàn con. Chỉ bằng ấy thôi cũng đã đủ cho một tấm lòng thành diễn tả niềm kính mến.

        Dân làng Noóc Toòng, có ai biết “Cái Chúa” là gì. Thấy bàn thờ nhà Ký chẳng có hương hoa, không có hình ảnh ông bà, khác hẳn bàn thờ nhà họ, chỉ biết lắc đầu bảo Ký:

-    Bàn thờ nhà mày lạ quá, chẳng có nến hương, chẳng có tiên tổ, giống hệt bàn bán thịt lợn, Ký ạ.

Nghe thế, Ký chỉ cười cho qua câu chuyện, chẳng biết nói gì hơn.

Vì Ký theo đạo lạ, nên dân làng tẩy chay. Mỗi khi có cúng giỗ, “làm then”, mỗi lần dân làng mở hội, chẳng ai thèm mời Ký nữa. Họ bảo: nó theo “Cái Chúa” phản bội dân làng, mình cần gì nó nữa. Nhưng dù họ có giận, Ký cũng chẳng để lòng. Anh vẫn tham gia việc làng, vẫn vui vẻ giúp đỡ mọi người những khi cần thiết. Thi thoảng, vẫn có người bảo anh:

-      Tưởng mày đi đạo thì bỏ chúng tao rồi chứ.

-      Đạo là việc riêng tư. Tôi vẫn là người làng, làm sao bỏ được bà con.

Vì biết “cái chữ”, cộng thêm tính hiền hòa, chịu thương chịu khó nên Ký được dân làng tín nhiệm bầu làm thư ký xã.

Rồi Ký lập gia đình. Con cái sinh ra không được rửa tội, đến nhà thờ kính lễ vì biết đi đâu bây giờ. Bó Tờ thì chẳng còn cha, mà Cao Bằng, Lạng Sơn lại xa xôi quá! Thế là ông Ký đem hết vốn liếng nghèo nàn của mình dạy cho con biết Chúa, biết đạo. Ông thuờng nhắc nhở con cháu: “Mình đã tin thì phải tin cho thật. Tin đến suốt đời. Đời cha truyền sang đời con. Đời con truyền sang đời cháu, cho đức tin vững bền mãi mãi.”

Có được niềm tin vững chắc ấy là vì ông cảm nhận rõ ràng tình Chúa thương ông. Bên nội, bên ngoại nhà ông chỉ còn có mình ông sống sót. Đó chẳng phải tình Chúa thương ông là gì? Làng xóm cũng thẫy rõ Chúa thương ông. Này nhé, ông có phải tốn tiền mời thầy mo về nhà cúng giỗ đâu thế mà con cháu ông vẫn khỏe mạnh, lơn gà nhà ông không chết, ruộng rẫy nhà ông vẫn tốt tươi. Họ bảo nhau “Cái Chúa” nhà thằng Ký mạnh thật!

  Chuyện ông Ký làng Noóc Toòng xa xôi ấy đi theo “Cái Chúa” tưởng chừng cũng chỉ là “dấu chân trên cát” sẽ xóa nhòa theo năm tháng cuộc đời! Nào có ai ngờ, phải! Nào có ai ngờ…Năm 1999, sau khi được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám mục Lạng Sơn, ĐC Giuse Ngô Quang Kiệt đến thăm những người giáo dân Tày còn sống sót lại của họ đạo Bó Tờ năm xưa. Nghe dân nói trong làng Nooc Toong có một người giữ đạo.Ngài vội vàng đến thăm. Đường đi trắc trở, xe không tới được. May thay có chiếc máy cày to, thế là cha con chất chồng nhau lên tìm đến nhà ông Ký.

60 năm giữ đạo âm thầm hôm nay mới gặp được “ông cha” làm sao nói được hết nỗi niềm, vì thế ông Ký miệng thì ấp úng, mà nước mắt cứ trào tuôn.

Từ đó, nhà ông Ký trở thành điểm hẹn. Bức vách với hình thánh giá bằng than nhòa dần theo năm tháng nhưng bàn thờ trong tâm hồn ông càng ngày càng thêm rõ nét. Ông có chờ, có đợi được niềm hành phúc ấy đâu thế mà “Cái Chúa” vẫn còn nhớ đến ông nơi góc biển chân trời này!...

Ngủ đêm tại Cao Bằng, 4g30’ sáng ĐC Lạng Sơn, cha Hạnh, cha Thế và mình lên xe đến Noóc Toòng. Đường chỉ dài 70km, nhưng dốc núi cheo leo nên mãi 7g mới tới được nhà thờ Bó Tờ. Ăn vội mỗi người một gói mì tôm, gọi thêm mấy cháu ca đoàn rồi tiếp tục con đường thiên lý.

Nhà ông Ký nằm sâu trong bản, phải lội bộ một quãng dài. Đêm trước, trời lại mưa nên cha con vừa xách dép vừa đi. Tới nhà ông Ký, sau khi chào hỏi người sống, thắp hương người chết, mọi người túa ra, ai lo phận nấy, kẻ dọn bàn thờ, người lo giở sách, kẻ tìm bài hát, người sắp xếp chỗ ngồi…

Trong thánh lễ, lúc hát đáp ca, nghe các cháu thiếu nhi trong ca đoàn nhà thờ Bó Tờ hát bài “Chúa chăn nuôi tôi”, nhìn ông Ký và con cháu lặng lẽ đứng bên quan tài người quá cố, quan sát những dân làng im lặng tham dự thánh lễ lần đầu tiên trong đời, dõi mắt qua cửa nhà ra những rặng núi chập chùng xa xa, lòng mình chợt thấy nao nao không sao tả được. Một niềm tin mộc mạc, chân thành. Một con chiên lẻ bầy nơi góc biển chân trời. Thế mà, người Mục Tử Nhân Lành vẫn chẳng lãng quên, dù đã hơn 60 năm trời biền biệt! Ngôi nhà tranh vách lá, có hình thánh giá vẽ bằng than trên bức vách, có bàn thờ lẻ loi như “bàn bán thịt lợn”, có ai ngờ lại có ngày trở thành một ngôi “thánh đường” với thánh lễ do chính TGM giáo phận cùng đồng tế với hơn một nửa “linh mục đoàn” của mình!

Sau thánh lễ, mình đến bên cụ Ký, để chia buồn về nỗi mất mát lớn lao. Cụ chỉ đơn sơ bảo mình:

-    Tôi buồn lắm nhưng không dám khóc, ông cha ạ! Mình làm bố mà khóc thì các con cháy sẽ oà lên cả. Lúc ấy là sao mà dự “Cái Lễ” cho yên được!

-    Thế bây giờ cụ muốn gì nhất hả cụ Ký?

-    Tôi chỉ muốn lâu lâu lại được có “Cái Lễ” ở đây, để dân làng biết “Cái Chúa” thương người như thế nào thôi!

Một ước mơ quá đỗi thánh thiện! Một khát mong giản dị đến thế là cùng! Khi chia tay cụ Ký, mình thầm nhủ sẽ hết sức cố gắng để thực hiện ước mơ giản dị này.

Thế rồi, vì công việc, mình được điều về Hà Nội, nhứng chuyến về Lạng Sơn thưa dần. Ngày trở lại Noóc Toòng Bó Tờ dâng một “Cái Lễ” theo ý cụ Ký lại càng thêm xa…

Cách đây vài tháng, một buổi chiều đang đứng vẩn vơ cạnh nhà nguyện Fatima trong khuôn viên toà giám mục Hà Nội thì ĐC Kiệt bảo mình:

-      Ông Ký chết rồi, Diễm ạ.

Mình lặng người đi, không nói được gì cả. Biết rằng, cuộc ra đi có lẽ sẽ tốt đẹp cho ông ấy. Ông sẽ gặp được Đấng mà ông  “đã tin là phải tin cho thật. Tin đến suốt đời. Đời cha truyền sang đời con. Đời con truyền sang đời cháu, cho đức tin vững bền mãi mãi”. Ông sẽ gặp lại được bà Ký thân yêu đã cùng đồng hành với ông trọn con đường đời nhiều gian nan, vất vả mà vẫn vững mãi niềm tin, sẽ gặp lại người con gái mến thương mà ông đã dốc lòng truyền lại cho cô đức tin bỏng cháy của mình. Nhưng nghĩ lại vẫn thấy tội cho ông. Một ước mơ đơn sơ, chỉ mong được tham dự ít “Cái Lễ” mà đến lúc chết vẫn chẳng thành!

Bạn thân mến!

Viết cho bạn những dòng này, mình chỉ muốn thay mặt ông Ký nhắn với bạn rằng: nếu có lúc nào bạn ngại ngùng, không muốn tham dự thánh lễ, thì xin bạn hãy nhớ lại, tại làng Noóc Toòng xa xôi, nơi phương trời biền biệt kia, có những người dân tộc chỉ ước mơ được tham dự “Cái Lễ” vài lần trong đời thôi!

 

                                                                                                   Lm Giuse Nguyễn Văn Diễm

Hà Nội

Tháng 12, 2005

CÙNG NHAU TIẾN BƯỚC

 

 

Giáo Hội Công Giáo đối thoại với các truyền thống tôn giáo trên thế giới tài liệu của Hội Đồng Giáo Hoàng về đối thoại tôn giáo.Libreria Editrice Vaticana, Città del Vaticano – 1999. Lm Lê Xuân Tân dịch thuật


 

ĐẠO JINA (Jainisme)

 

Do Vardhamana Mahavira sáng lập vào thế kỷ thứ VI trước công nguyên ở miền Bắc Aán Độ, đạo Jina ngày nay có chừng hai triệu rưỡi người tin theo mà phần lớn sống ở Ấn Độä.  Jaina hay Jina theo nguyên ngữ có nghĩa là “Đấng chiến thắng thiêng liêng”, “Đấng hằng sống”, “Đấng bất diệt”, “Đấng vĩnh cửu”. Các tín đồ Jina cũng được gọi là Tirthankar, nghĩa là “người lội qua sông”.

 

Là người đương thời với Siddhartha Gautama, người đã trở thành Phật, Vardhamana Mahavira sinh sống tại vương quốc Vaishali, trong miền Magadha thuộc cổ Ấn Độ. Giống như đức Phật, Mahavira có nghĩa là “vị đại anh hùng”, củng là người thuộc bộ tộc Kshatriya. Ngay từ lúc còn trai trẻ, ngài đã từ bỏ nếp sống thế tục để sống khổ tu. Các tín đồ Jina tôn trọng ngài như vị tôn sư cuối cùng của chu kỳ lịch sử, tức là tirthankara thứ 24.

 

Đạo lý của đạo Jina

 

Tín đồ Jina không phủ nhậân Thiên chúa, nhưng họ không coi việc có ngài là thiết yếu cho cứu độ. Thiên chúa, theo đạo Jina, có thể hiện hữu như nguyên lý cao nhất về sự sống. Có những người còn cho rằng đạo Jina có lẽ mang nét truyền thống tôn giáo “vượt thần” (Transthéiste). Các vị thần thánh (mà hầu hết được nghĩ ra từ điện thờ các danh nhân Ấn độ giáo) được kính nể như những mẫu người cao thượng, đã đạt tới đỉnh cao của đạo Jina, tức là tình trạng tâm linh cao nhất.

 

Đạo Jina nhấn mạnh đến việc các tín đồ Jina phải dấn thân đi vào con đường “tự lập”. Nói cách khác, người là ông chủ của chính mình chứ không có vị cao cấp nào, hay tiên thánh nào (niyati) có thể giúp con người đạt tới “toàn thắng tâm linh”. Chính các Tirthankara cũng chỉ là những mẫu gương, do đó không có thể giúp đỡ được ai đạt tới sự giải thoát.

 

Vì mối liên lụy với vật chất, linh hồn thuở ban sơ tinh tuyền nay trở nên nhơ bẩn khi vào đời. Trong bối cảnh đó đạo Jina giảng dạy một phương pháp giúp con người đạt tới việc làm cho linh hồn được thanh luyện hoàn toàn. Luật nghiệp báo (Karma), luật của hành vi và hệ quả có nghĩa là những hành vi kiếp này phát sinh những hiệu quả tiêu cực cho kiếp sau. Luật này gắn liền với vật chất, trói buộc con người trong vòng luân hồi vô tận của tử sinh- sinh tử (samsara). Mỗi linh hồn cá nhân có quyền tối thượng cho riêng mình. Linh hồn là ý thức tinh tuyền. Nó có thể nhận thức nhờ khái niệm và tri thức. Trong điều kiện hoàn hảo (khi linh hồn không bị một vật thể nào làm băng hoại), mỗi linh hồn là một “nhận thức tinh tuyền” khi bị vật chất làm băng hoại linh hồn trở nên bất toàn hay đúng ra bị lệâ thuộc vào dục vọng.

 

Tạo vật không phải là kết quả của hành vi sáng tạo của Thiên chúa tạo thành, nhưng là một nơi chứa vô vàn những hữu thể độc lập hay phạm trù được biết với cái tên là Fiva (linh hồn) và những adjiva (hữu thể vô hồn). Những phạm trù độc lập này được điều hành bởi một luật phổ quát.

 

Thực hành của đạo  Jina

 

Đối với các tín đồ đạo Jina, mục đích cuối cùng của đời sống hệ tại việc kiếm tìm sự giải thoát hay chiến thắng (Mokasha)  nghĩa là việc thanh tẩy linh hồn khỏi mọi vướng mắc của luật nghiệp báo (Karma). Như vậy chỉ có những tu sĩ khổ hạnh nhất, nhờ thực hành nghiêm ngặt kỷ luật luân lý là cấm sát sinh (Non- violence) đối với mọi loài, chỉ ăn rau quả và sẵn sàng chết, mới được coi là những người đạt tới tình trạng thanh tẩy hoàn toàn. Những linh hồn đã đạt được sự thanh tẩy hoàn toàn khỏi mọi dính bén vật chất sẽ có thể lên tới đỉnh cao nhất của vũ trụ và cư ngụ ở đó đời đời để hưởng hạnh phúc trong một trạng thái thụ động là Niết Bàn (nirvana).

 

Con đường đạt t?i Niết Bàn hệ tại việc biết tiết độ khi tin và hành đạo (Manogupti), biết nhận thức đúng (vacagupti), biết cư xử ngay thẳng (kayagupti). Các phương thế để đạt tới là “khắc kỷ, hãm mình và khổ chế”. Chẳng hạn người ta có thể thực hành việc hãm mình qua việc tha thứ, khiêm tốn hoặc qua việc từ bỏ kiêu căng, sống tinh thần đơn sơ, trong sáng, không tham lam, chay tịnh, kiểm soát tâm tư, cử chỉ và lời nói, liêm khiết, thanh tịnh, sạch sẽ cả trong lẫn ngoài, hoàn toàn dứt bỏ cha mẹ, bạn hữu, của cải và quan hệ tình dục.

 

Cả các tu sĩ cũng như người thế tục đều phài tuân giữ 5 giới răn sau đây:

 

    - Ahimsa (Không sát sinh đối với mọi sinh vật).

 

    - Satya    (Trung thực).

 

    - Asteya  (Không thèm muốn dâm dục).

 

    - Brahmacharya (từ bỏ mọi hoạt động tình dục đối với các tu sĩ, và từ bỏ ngoại tình đối với                   những người thế tục).

 

     - Aparigraha (dứt bỏ hoàn toàn mọi sự đối với tu sĩ, còn đối với những người thế tục chỉ phải dứt bỏ những gì không cần thiết).

 

Cộng đồng tín hữu jina

 

Cộng đồng jina được phân chia thành các tu sĩ nam (muni), các tu sĩ nữ (Sadvi), các người thế tục nam (sravaka), và các người thế tục nữ (sravika). Giới tu sĩ nam cũng như nữ đều bị ràng buộc bởi những lời khấn lớn (mahavratas), còn những người thế tục chỉ bị ràng buộc bởi những lời khấn nhỏ (anuvratas). Con đường khổ hạnh không chỉ giữ một đia vị hàng đầu đối với những tín đồ Jina, và người ta có thể nói không ngoa rằng ngay cả những môn đệ là người thế tục đi nữa, họ cũng còn nghiêm ngặt vượt xa hơn các môn đệ của nhiều cộng đồng tôn giáo khác nhiều.

 

Hai truyền thống khổ tu khác biệt nhau và khó có thể dung hoà vẫn cùng tồn tại trong đạo Jina từ thế kỷ thứ V của kỷ nguyên Kitô giáo cho đến nay. Đó là truyền thống digambar (các tu sĩ vận trang phục màu xanh lơ) và truyền thống svetambar (các tu sĩ vận trang phục trắng). Trên bình diện tranh biện giữa hai truyền thống này, ba vấn đề xem ra có tầm quan trọng chủ chốt, đó là :

 

1. Bản tính của linh hồn đã được giải thoát: theo truyền thống digambar, một linh hồn đã đạt tới giải thoát, thì không còn bận tâm đến những hoạt động ở trần gian nữa, cũng chẳng phải lo những việc cho thân xác như ăn uống nữa. Theo truyền thống svetambar thì lại khác. Linh hồn đã giải thoát vẫn tiếp tục phục vụ thân xác cho đến khi biến mất vĩnh viễn khỏi cõi đời này.

 

2. Vai trò của sự trần truồng trong đời sống tôn giáo: những người theo truyền thống digambar thực hành sự trần truồng hoàn toàn như điều kiện phải có cho con đường khổ hạnh (sự trần truồng được coi như biểu tượng của con người được tự do, không còn bị nhiễu nhương vì sự trần truồng và dục tình nữa). Về phần những người theo truyền thống svetambar, họ không theo lối sống lõa thể này.

 

3. Quy chế cho phụ nữ trong đạo Jina: Những người digambar tin rằng thân xác lóng lánh như kim cương là cần thiết để đạt tới giải phóng hoàn toàn, mà phụ nữ thì lại không có. Đó chính là lý do khiến những người digambar nhấn mạnh đến việc người phụ nữ phải sinh lại làm đàn ông, mới có thể đạt tới sự giải thoát này. Những người svetambar phản đối quan niệm đó; họ khẳng định rằng người phụ nữ có khả năng làm nên cũng những kỳ tích tâm linh như đàn ông. Tuy nhiên chẳng truyền thống nào, digambar cũng như svetambar cho phép các nữ tu sĩ vận trang phục màu xanh da trời. Họ luôn luôn phải mặc đồ trắng.

 

Các tu sĩ nam nữ đạo Jina luôn trên đường hành hương, nên không có nơi cư ngụ nhất định. Bốn tháng mùa mưa, họ ở nhà tịnh toạ để giữ không làm hại cỏ cây hay côn trùng một cách vô tình hay hữu ý. Bốn tháng này giúp cho việc tĩnh tâm, học hỏi và rao giảng.

 

CHÚ GIẢI TIN MỪNG MACCÔ

 

 

GIAI ĐOẠN 1

 

TỪ LÚC KÊU GỌI CÁC MÔN ĐỆ ĐẦU TIÊN ĐẾN LÚC THÀNH LẬP NHÓM 12

 

Giai đoạn nầy gồm 2 phần :

* Phần 1 : nói về hoạt động của Đức Giêsu ở Galilê

. Ba dấu chỉ ơn cứu độ :

= Lời giảng dạy đầy uy quyền : 1,21-28

= Chữa bệnh cho nhạc mẫu của Phêrô : 1,28-39

= Chữa một người cùi : 1,40-45

* Phần 2 : thuật 5 cuộc tranh luận giữa Đức Giêsu với các vị lãnh đạo Do thái nân những hoàn cảnh cụ thể :

+ Ban ơn tha thứ cho một người bất toại : 2,1-12

+ Kêu gọi Lêvi và dùng bữa với kẻ tội lỗi : 2,13-17

+ Thắc mắc về ăn chay, về tân lang : 2,18-22

+ Bứt lúa trong ngày Sabbat : 2,23-28

+ Chữa người khô tay : 3,1-6

Qua những cuộc tranh luận nầy, ta có thể đoán được Đức Giêsu là người như thế nào : Ngài không chỉ là một Rabbi mà còn là Messia.

Sau cùng Marcô cho thấy danh tiếng Đức Giêsu càng ngày càng lan rộng : 3,7-12

 

 

 

BÀI 5

 

TIN MỪNG CỦA THIÊN CHÚA

 1,14-15

 

 I. GIẢI THÍCH

 Hai câu ngắn này là một bản toát yếu về sứ vụ của Đức Giêsu : chúng cho thấy khung cảnh của hoạt động Đức Giêsu và sứ điệp của Ngài. Từng chữ được lựa chọn kỹ lưỡng nên rất súc tích.

c 14- “ Khi ông Gioan đã bị tù rồi ” : Đức Giêsu chỉ bắt đầu hoạt động khi Gioan đã chấm dứt hoạt động của ông. Nghĩa là có một sự liên tục giữa hoạt động của hai vị.

            - “ Đức Giêsu sang xứ Galilê ” : Galilê được coi là “vùng đất của các dân” (Is 8,23), đây là ngã tư các dân tộc qua lại. Biên giới của nó rất mơ hồ, giúp người Israel giao lưu thuận tiên với các lãnh thổ chung quanh : phía bắc là Tyr và Sidon, vùng Syro-Phénicie (hiện là nước Liban), phía đông nam là vùng Thập tỉnh (Décapole - hiện lànước Jordanie). Đức Giêsu đã chọn Galilê làm môi trường ưu tiên để hoạt động. Như thế ta thấy rõ ý định cứu độ đại đồng của Ngài. Và lời tiên tri Isaia được thực hiện : “Dân đi trong tối tăm đã nhìn thấy một ánh sáng lớn” (Is 8,23 - 9,1).

            - “ Ngài rao giảng TM về Thiên Chúa ” : Đó là loan một tin vui rằng Thiên Chúa đã khấng cho ơn cứu độ đến qua trung gian của Đức

Giêsu, Đấng Messia của Ngài.

c 15- “ Nay thời kỳ đã mãn ” : Kiểu nói quen thuộc này có nghĩa là việc Đức Giêsu đến đánh dấu “sự sung mãn của thời gian” (Ga 4,4), chương trình cứu độ của Thiên Chúa được thực hiện nơi Đức Giêsu. Ngài là Đấng Messia đưa lịch sử tới cùng đích của nó.

            - “ Vương triều của Thiên Chúa đã rất gần ” : Từ khi lưu đày trở về, dân Israel luôn mong chờ Thiên Chúa đến thiết lập vương triều của Ngài. Các ngôn sứ cũng mong chờ như vậy (Mk 4,7 ; Xp 3,15b ; Gcr 14,9 vv.). Niềm mong chờ này đã được thực hiện nơi Đức Giêsu.

            - “ Các người hãy ăn năn trở lại ” : ăn năn trở lại theo tiếng Hy lạp là “thay đổi não trạng”. Cần phải thay đổi não trạng để quay về với Thiên Chúa. Đó cũng là nội dung rao giảng của các ngôn sứ (x. Am 4,6-12), của Gioan Tẩy giả (1,4).

            - “ và tin theo Tin Mừng ” : nhưng sự ăn năn trở lại phải nối kết với niềm tin vào Tin Mừng. Đây cũng là lời kêu gọi của các tông đồ ngay sau biến cố phục sinh, cũng là lời kêu gọi của Phaolô tại Êphêsô (x. Cv 20,21).

 II. KẾT LUẬN

 Đấng loan báo Tin Mừng trở thành đối tượng của chính sự loan báo đó ; Đức Giêsu chính là Tin Mừng.

 

 

 

BÀI 6

 

KÊU GỌI NHỮNG MÔN ĐỆ ĐẦU TIÊN

 1,16-20

 

 I. GIẢI THÍCH

 c 16- “ Đức Giêsu đi dọc theo biển hồ Galilê ” : Hồ này còn một tên gọi khác thông dụng hơn là Tibêriađê, dài 21km, rộng 12km. Điểm đặc biệt là bờ hồ trải rộng tới vùng đất lương dân phía bên kia sông Giođan. Mc coi hồ này là nơi Đức Giêsu kêu gọi (ở đây và 2,13-14) và loan báo Tin Mừng cho dân chúng (2,13 3,7-12 5,21).

c 17- “ Ngài thấy ông Simon và em là Anrê là tay thuyền chài đang thả lưới dưới hồ ” : Phía bắc của hồ - nơi diễn ra câu chuyện này - là nơi có rất nhiều cá, bởi đó có nhiều người đánh cá.

            - “ Đức Giêsu liền bảo họ : hãy đi theo Ta, Ta sẽ khiến anh em nên kẻ tung lưới bắt người ” : Đức Giêsu chơi chữ. Họ là những kẻ tung luới bắt cá, nay Ngài bảo họ tung lưới bắt người. Người Sêmít thường nghĩ rằng biển là sào huyệt của sự dữ và sự chết mà chỉ một mình Thiên Chúa mới chế ngự được (x.4,35-41). Đức Giêsu gọi họ trở thành những kẻ tung lưới bắt người nghĩa là gọi họ lên bờ để cứu loài người khỏi mọi sự dữ.

c 18- “ Lập tức hai ông bỏ lưới để đi theo Ngài ” : một sự đáp trả rất nhanh nhẹn. Ta cũng hãy chú ý là không có đối thoại, chỉ có vâng lời. Một mình Đức Giêsu gọi và hai ông nhanh chóng thực hiện lệnh gọi.

c 19&20 : Câu chuyện thứ hai rất giống với chuyện thứ nhất, nhưng có hai chi tiết khác :

            a/ Đức Giêsu khôngcho Giacôbê và Gioan biết sẽ đi đâu ;

            b/ thế mà sự đi theo của các ông còn dứt khoát hơn nữa : chẳng những họ bỏ những phương tiện nghề nghiệp như hai ông đầu, mà còn bỏ những người thân là cha và nhân công.

 II. ĐẰNG SAU BẢN VĂN

 1. Hai bức tranh trên được vẽ theo cùng một bố cục :

 - Đức Giêsu đang đi  Ngài thấy 2 anh em

- Ngài gọi

- Lập tức họ bỏ tất cả để theo Ngài.

Có lẽ sự thực đã không diễn ra quá đơn giản như vậy. Bốn môn đệ này sẽ là những cộng sự viên nồng cốt của Đức Giêsu (3,16-17), chẳng lẽ Ngài chọn họ một cách tình cờ và cũng chẳng cho họ có thời giờ suy nghĩ để quyết định ? Không ai mà lại đi theo một kẻ khác một cách dễ dàng và nhanh chóng như vậy, cho dù kẻ ấy có hấp dẫn bao nhiêu đi nữa. Bài tường thuật Đức Giêsu kêu gọi những môn đệ đầu tiên trong Ga 1,35-51 sát thực tế hơn : Đức Giêsu mở cuộc đối thoại, cho các đương sự có thời gian suy nghĩ chín chắn sau khi được lưu lại ở với Người một thời gian.

Thực ra Mc chẳng quan tâm đến chuyển biến tâm lý của các môn đệ đầu tiên. Ông đã mô phỏng theo khung một ơn gọi mẫu trong CƯ : (1V 19,19-21 Êlia gọi Êlisê) Trong chuyện CƯ ấy Êlisê đã đi theo tức khắc, thậm chí không được phép trở về nhà từ giã cha mẹ.

Khi viết theo khung ơn gọi mẫu ấy, Mc muốn nhấn mạnh hai điểm :

- sáng kiến từ phía Đức Giêsu

- Hiệu quả của lời Thiên Chúa : Ngài phán ... và đã có như     vậy (x. St 1,3t).

Sự dứt khoát với gia đình và nghề nghiệp là hệ luận tất nhiên, nhưng hãy lưu ý rằng Đức Giêsu không đòi mọi người phải dứt khoát như thế, chỉ đòi những cộng sự viên thân cận mà thôi (x. việc lập nhóm 12 ở 3,16-19).

 2. Khi thuật những chuyện kêu gọi này ở đầu tác phẩm, Mc có dụng ý :

 - Sứ vụ của Đức Giêsu là cứ mãi phải đi (itinérant) cho nên đòi phải có một mức độ tối đa về sự tự do trong cuộc sống và trong hành động. Trong hoàn cảnh như vậy, những liên hệ với gia đình và nghề nghiệp trở thành những chướng ngại.

- Mc cũng muốn hợp pháp hoá những sứ mạng tông đồ của Nhóm 12 ; họ được chọn từng 2 người, họ sống cộng đoàn. Nếp sống cộng đoàn này là một dấu chỉ người ta quen dùng để nhận ra tính hợp pháp của một sứ mạng truyền giáo.

 3. Và có lẽ Mc cũng gởi một sứ điệp cho các tín hữu Rôma đang bị bắt bớ :

 Nếu họ muốn trung thành theo Đức Giêsu thì họ phải hy sinh từ bỏ những gì thân thiết nhất.

 

 

BÀI 7

 

LỜI GIẢNG DẠY ĐẦY UY QUYỀN

 1,21-28

 

I.                   GIẢI THÍCH

I. c 21: Câu đầu tiên giới thiệu khung cảnh của sự việc :. Nơi chốn là phát từ Thiên Chúa. Trong nguyên ngữ Hy lạp, chữ “uy quyền” dùng ở đây là cùng một chữ với Đn 7,13-14 có nghĩa rất mạnh : uy quyền tối thượng mà Thiên Chúa đã ban cho Đấng Capharnaum, một thị trấn bên bờ biển hồ Galilê, là trung tâm rao giảng của Đức Giêsu (2,1-2), và là nơi Ngài thường trở lại sau khi đi đây đi đó (9,33).

I.           . Thời gian là ngày Sabbat, ngày thứ 7 trong tuần, ngày người Do thái phải thánh hiến cho Thiên Chúa (St 2,2-3).. Nơi rõ ràng hơn nữa là Hội đường. Ngày Sabbat, người Do thái nghỉ việc và họp nhau ở Hội đường để cầu nguyện và nghe lời Thiên Chúa. Trong một buổi họp ở Hội đường có những phần như sau : đọc một đoạn Luật hoặc Ngôn sứ, mời một người có uy tín lên giải thích đoạn đó. Trong khung cảnh đó, Đức Giêsu “giảng dạy”.

I.           Chú ý trong đoạn này Mc dùng tới 4 lần chữ “giảng dạy” (cc 21, 22 và 27) nhưng lại không cho biết nội dung lời giảng dạy đó. Thay vào đó Mc cho thấy điểm độc đáo của lời Đức Giêsu giảng dạy (c 22).

I.c 22: “ Thiên hạ ngạc nhiên về điều Ngài giảng dạy ” : thính giả ngạc nhiên vì “Ngài giảng dạy như Đấng có uy quyền”. Các luật sĩ và biệt phái cũng giảng dạy. Mặc dù họ đã được huấn luyện kỹ nơi các trường chuyên môn nhưng lời giảng của họ không được như Đức Giêsu, bởi vì họ giảng theo các truyền thống các Thầy của họ. Phần Đức Giêsu thì giảng dạy với “uy quyền” xuất Messia. Và cũng bằng uy quyền đặc biệt ấy, Đức Giêsu làm một hành động phi thường (cc 23-24).

I.c 23&24 : Ngày xưa người ta cho rằng mọi sự dữ mà con người chịu là do tà thần gây nên. Trường hợp này cũng thế, cho nên việc Đức Giêsu làm ở đây chính là trừ quỷ. Khuôn khổ chung của một cuộc trừ quỷ như sau : Người trừ quỷ và người bị quỷ ám đấu với nhau bằng cách vạch tên nhau ra (biết được tên ai là có thể chế ngự được người đó). Người trừ quỷ tỏ ra cao tay hơn nên trục xuất được quỷ. Khi quỷ xuất ra thì nạn nhân có phản ứng : vật vã, sùi bọt mép v.v. Trong chuyện này, quỷ “xuất chiêu” trước bằng cách gọi đúng tên Đức Giêsu : “Giêsu người Nazaret”. Thế nhưng liền sau đó hắn phải thú nhận thế yếu của hắn là Đức Giêsu đến để tiêu diệt bọn hắn. Phần Đức Giêsu thì chỉ cần một lời ra lệnh cho quỷ xuất khỏi người đó. Sau đó người bị quỷ ám vật mình, thét lên rồi quỷ xuất ra. Đó là những phản ứng thông thường, không có gì lạ theo văn thể “trừ tà” nên không đáng để ý. Điều đáng để ý là cách trừ tà của Đức Giêsu rất dễ dàng. Một điểm khác đáng để ý nữa là Đức Giêsu bảo hắn “im đi” khi hắn vừa mở miệng tiết lộ Ngài là Messia. Tại sao Đức Giêsu cấm quỷ tiết lộ điều đó ? Nhiều lần khác nữa Đức Giêsu cũng cấm quỷ (1,34 3,12 ...) và người ta (1,43-44 7,36 8,30...) tiết lộ điều đó ("bí mật Messia"). Lý do là dân Do thái nghĩ rằng Messia là một Đấng có tài phù phép, chỉ cần lắc chiếc đũa thần một cái là đủ thay đổi hoàn cảnh sống của con người. Phần Đức Giêsu thì muốn làm một Messia thay đổi số phận con người bằng cái chết và sự sống lại. Cho nên trước khi Ngài đi vào cuộc thụ nạn và phục sinh thì Ngài không muốn người ta biết Ngài là Messia.

I.c 27  : “ Mọi người sửng sốt ” : vì giữa khung cảnh ngày Sabbat thánh thiện, ngay giữa Hội đường, Đức Giêsu đã biểu dương một uy quyền đặc biệt bằng lời giảng và bằng hành động trừ tà. “Hỏi nhau thế nghĩa là gì” : Họ hỏi nhau về nét mới mẻ trong lời giảng của Ngài và về uy quyền đặc biệt của Ngài trên cả tà thần. Câu hỏi này cũng tương đương với câu hỏi “Ông là ai ?”, là câu hỏi sẽ được lập đi lập lại mãi trong tác phẩm.

I.c 28 : “ Danh tiếng Ngài đồn vang khắp mọi nơi và cả vùng Galilê ” : việc trừ tà này khiến Đức Giêsu nổi danh.

I. II. KẾT LUẬN

I. Câu chuyện này là một dấu chỉ cho thấy uy quyền của Đức Giêsu, Đấng sẽ giải thoát con người khỏi mọi hình thức của sự dữ.

I.

I.

I.

 

I.

Text Box:  THẮC  MẮC BẠN TRẺ 
QUAN ĐIỂM CỦA GIÁO HỘI NHƯ THẾ NÀO VỀ ĐỒNG TÍNH

Nguyễn Văn Tài Quận 3, TPHCM

Thưa cha ngày nay con nghe trên báo đài nói hiện tượng đồng tính luyến ái đã trở nên phổ biến vậy con không biết quan điểm của Giáo hội như thế nào về vấn đề này, họ có bị vạ tuyệt thông  không? và người Kitô hữu phải có thái độ như thế nào với những người ấy?


1. Đồng tính luyến ái có phổ biến không?

A.C. Kinsey, trong công trình nghiên cứu vào những năm 1950 cho rằng: Tỉ lệ những người đồng tính luyến ái ở Mỹ vào khoảng 19%, tỉ lệ này hằng định, vượt thời gian và có lẽ sẽ mãi mãi như vậy . Nhưng khoảng năm 1968, một bản tường trình mới của Kinsey, dựa trên điều tra 16.000 Mỹ da trắng, cho thấy chỉ khoảng 4% ở nam giới quan hệ đồng tính cả đời. Nhưng theo D.J. West, trong “Homosexuality” , dường như con số này đã bao hàm cả những người chỉ có quan hệ đồng tính luyến ái thỉnh thoảng thôi. Tỷ lệ bên nữ còn ít hơn nữa.

Cũng trong khoảng thời gian đó, những nghiên cứu của H.Ellis và M,Hirchfeld ở Đức cho thấy chỉ có 2,2% ở Anh và 2,3% ở Đức là có quan hệ tình dục đồng giới suốt đời .Theo P. Masơlôva, “ở Tiệp Khắc và nhiều nước Châu Âu có tới 4% đàn ông mắc bệnh này” . Nhưng gần đây nhất, theo tạp chí “Khoa học và đời sống” của Pháp, số tháng 7/1993, khảo sát mới cho thấy chỉ có 1% người Mỹ thuộc giới đồng tính luyến ái, và ở Pháp tỉ lệ là 1,4% . 

Ở Việt Nam, cho tới nay vẫn chưa có một cuộc điều tra, nghiên cứu để đưa ra những số liệu thống kê cụ thể. Nhưng, trong thực tế, đồng tính luyến ái - kể cả nam lẫn nữ - cũng không hiếm. Theo dự đoán của Bs. Trần Bồng Sơn, Việt nam “không thể hơn Mỹ về mặt này. Do vậy, có lẽ chỉ khoảng trên dưới 700 ngàn người cả nước. 

Tại Tp. HCM, giới đồng tính luyến ái có khá nhiều tên gọi: bóng kín, bóng lộ....và có khá nhiều dạng pédé khác nhau trong giới này. Số thực sự là đồng tính luyến ái có lẽ không nhiều, nhưng số ham vui, bon chen, tưởng tượng, kinh tế...thì khá nhiều.

2. Phải hiểu đồng tính luyến ái như thế nào?

Có thể ghi nhận một số cách hiểu như sau :

Trước hết, danh hiệu đồng tính luyến ái, người ta muốn nói đến khuynh hướng tự nhiên của một người không cảm thấy sự thu hút hoặc hướng chiều nào đối với người khác phái; trái lại, chỉ muốn có quan hệ tính dục với người cùng phái mà thôi.
Người ta cũng thường hiểu đồng tính luyến ái một người nào đó về mặt tâm lý và tình cảm luôn cảm thấy mình thuộc về người phái khác. Đó là trường hợp của một người nam trong cách ăn mặc, nói năng, cư xử muốn tỏ ra mình là người thuộc phái nữ, hoặc ngược lại, cũng có những người thuộc phái nữ nhưng trong tâm lý cảm thấy mình thuộc phái nam.

Ngoài ra, nói đến đồng tính luyến ái, người ta cũng nghĩ đến những người vì tiền bạc mà có những quan hệ đồng tính luyến ái với người khác.

Cuối cùng những người đồng tính luyến ái không có khuynh hướng tự nhiên, mà chỉ vì trong môi trường sống của họ không có người khác phái. 
Từ những cách hiểu này, trước tiên chúng ta cần xác định lại một số khái niệm có thể bị hiểu sai và lẫn lộn với đồng tính luyến ái. 


2.1. Một số khái niệm 

2.1.1. Dị tính luyến ái và lưỡng tính luyến ái 

Theo một số tác giả, về mặt tình dục, nhân loại được chia ra làm 2 nhóm : Dị tính luyến ái và đồng tính luyến ái.

Dị tính luyến ái – heterosexual - đó là quan hệ giữa đàn ông và đàn bà. Đây là trường hợp của đại đa số loài người. 

Đồng tính luyến ái – homosexual - là những người chỉ có thể quan hệ với người cùng phái. Đây là trường hợp của một thiểu số rất nhỏ con người. 
Một số tác giả cho rằng: khi mà đồng thời lại có cả đồng tính luyến ái - tức là vừa có những quan hệ tình dục giữa những người cùng giới, vừa có quan hệ tình dục giữa những người đồng giới - thì hiện tượng đó thuộc về lưỡng tính luyến ái (bisexual). Số các tác giả khác không chấp nhận và cho rằng lưỡng tính luyến ái thường là giả hiệu. Thực tế, họ thuộc một trong hai nhóm trên, và chỉ “chuyển hệ” do nguyên nhân kinh tế, ít ra là tại việt Nam. Đối với bản thân người đó, có những phức tạp nhất định trong cuộc sống riêng. Nếu người lưỡng tính luyến ái không quyến rũ trẻ em thì không có gì nguy hiểm cho xã hội cả.

2.1.2. Ái nam ái nữ 

Ái nam ái nữ có tiếng gốc Hylạp là Hermaphrodite. Theo thần thoại Hy lạp thì Hermaphrodite - con trai của thần Hermec và nữ thần Aprodite – là chàng trai tuyệt đẹp. Theo lời thỉnh cầu của nữ thần Salmanide, người đã phải lòng Hermaphrodite một cách đắm đuối và tuyệt vọng. Thượng đế đã hòa trộn cả hai người vào trong một thực thể lưỡng tính.

Từ đó xuất hiện thuật ngữ “øHermaphrodite”, có nghĩa là sự tồn tại cả hai bộ phận sinh dục nam và nữ trong một cơ thể. 

2.1.3. Sự đảo giới tính là gì ? 

Sự đảo – đó là thay đổi thự tự thông thường của sự vật, là sự hoán vị. Còn sự đảo giới tính thông thường có nghĩa là đồng tính luyến ái.

Chuyển đổi giới tính – đó là mong muốn được thuộc về một giới tính khác với giới tính hiện có. Có thể chuyển đổi giới tính bằng con đường phẫu thuật hoặc có xu hướng bắt chước, ví dụ đàn ông xử sự như đàn bà và mong muốn mình trở thành đàn bà.
Chuyển đổi giới tính có cơ sở di truyền, và cơ sở tâm lý, đôi khi là giả tạo, đôi khi đây là một bệnh tâm lý thực sự, ám ảnh bơiû ý nghĩ: “ Mình là đàn bà, không phải là đàn ông...” và ngược lại.

Không nên nhầm lẫn chuyển đổi giới tính với đồng tính luyến ái, đó là hai khái niệm và phong cách hành vi hoàn toàn khác nhau. Chuyển đổi giới tính thực sự có mong muốn mạnh mẽ mình thuộc về một giới tính khác.

Người chuyển đổi giới tính có xu hướng ăn mặc tương ứng với giới tính mà họ cảm giác rằng đó là giới tính của mình. Họ cảm thấy thỏa mãn khi những người xung quanh nhìn nhận họ là người của giới tính mà họ đang hương tới.
“Người chuyển đổi giới tính cảm thấy mình là người đàn ông trong khi họ có cấu tạo cơ thể phụ nữ, nhưng ham muốn tình dục của họ hướng về phụ nữ phù hợp với tình cảm tâm lý giới tính của họ. Họ không thể bị coi là đồng tính luyến ái vì hướng ham muốn tình dục của họ không tương ứng với cấu tạo cơ quan sinh dục mà họ đang ghê tởm và muốn thay đổi nó” – Nhà tính dục học K. Imelinki đã nhận xét như vậy.

Xuất xứ của chuyển đổi giới tính là do tổn thương cuộc sống ban đầu của thai nhi trong bụng mẹ vì ảnh hưởng của nội tiết lên quá trình hình thành một khu vực não bộ là hypothalamus – là tập hợp các trung tâm thần kinh bảo đảm cho sự thích nghi các chức năng khác nhau: trao đổi chất, hormon và các hệ thống khác đối với hoạt động của cơ thể một cách thống nhất. Ngoài ra không loại trừ sự xuất hiện chuyển đổi giới tính do giáo dục không đúng khi các cậu bé được giáo dục như các cô bé và ngược lại. 

Vấn đề tình dục của những người chuyển đổi giới tính là hướng tới dẫn dắt cơ thể mình theo đúng với giới tính mà về mặt tâm lý họ coi là của mình. Người chuyển đổi giới tính không bao giờ thủ dâm, sự động chạm đến cơ quan sinh dục (họ chối bỏ chính cơ quan sinh dục của mình vì chúng tỏ ra họ thuộc về một giới tính mà họ không thích) gây cho họ sự kinh tởm. Người chuyển đổi giới tính khác với người đồng tính luyến ái vì họ thường không có sự khoái cảm mang màu sắc gợi tình khi họ mặc quần áo của người khác giới.


2.2. Đồng tính luyến ái 

2.2.1. Nguồn gốc từ ngữ :

Đồng tính luyến ái - đồng là cùng, tính là giới tính (nam/ nữ), luyến ái là yêu thương gắn bó – đồng tính luyến ái nghiõa là những người cùng giới tính lại sống với nhau như vợ chồng, có quan hệ tính dục với nhau. Nếu điều đó diễn ra trong quan hệ nam với nam, người ta gọi là homosexual - đồng tính luyến ái nam, nữ với nữ là lesbian - đồng tính luyến ái nữ. 

Homosexuality/Homosexualité, từ này đi vào ngôn ngữ thường nhật của người Anh và người Pháp vào những năm 1890. Thực ra, nó đã được bác sĩ Benkert, người Hunggari, sáng tạo ra vào năm 1869. 

Trước đó, nhất là từ năm 1730, người ta hay dùng từ pédéraste – Kẻ loạn dâm hậu môn – gọi tắt là pédé, để thay thế cho từ ngữ sodomie – tật kê dâm – nhằm vứt bỏ tất cả những gì quy chiếu tới Thánh Kinh .

“Cuối những năm 1960, song song với việc đặt lại vấn đề của phong trào nữ quyền đối với nhân dạng và vai trò giới tính, một số người đồng tính luyến ái Mỹ đã bước ra khỏi sự im lặng bị cưỡng bức, để chấm dứt một sự âm thầm bí mật, bị cảm nhận một cách đau đớn như mang tính bệnh lý. Để bắt đầu, họ thay đổi cách gọi. Thay cho từ ngữ “đồng tính luyến ái” vốn có một nghĩa kèm có tính y học gắn với sự đồi bại, họ thích dùng từ “Gay” . Từ này trung tính hơn, nó chỉ một nền văn hóa chuyên biệt và tích cực. Đó là sự ra đời cuả phong trào Gay, nó đặc biệt có mục đích chứng minh rằng tạp tính luyến ái không phải là hình thức tình dục độc nhất bình thường” .

Bệnh này còn có tên là lesbisme/ lesbianism hoặc Saphisme. Có lẽ từ ngữ này xuất phát từ tên riêng của hòn đảo Lesbos, thuộc lãnh thổ Hy lạp. Theo cuốn sách “Bà Sappho có lý” thì vào thế kỷ 6 trước công nguyên, nữ thi sĩ cổ Hy lạp tên là Sappho sống trên hòn đảo này và là người đầu tiên ca ngợi bằng thi ca hiện tượng đồng tính luyến ái. Dựa trên tên gọi này nhiều người cho rằng những phụ nữ sống trên vùng đảo này có thói quen sống kiểu tình dục đồng giới như thế. Nhưng sau này nam giới bắt chước và phát triển cao hơn .

2.2.2. Khái niệm

Theo Freud, người đồng tính luyến ái đi tìm khoái lạc tính dục nơi những người cùng giới tính bằng những cử chỉ giống như những cử chỉ của việc giao hợp, hoặc có khi chỉ là những mơn trớn hôn hít. Quan hệ đó có thể họ là nam - nam hoặc là nữ - nữ. 

 

a. Đồng tính luyến ái nam

Đồng tính luyến ái nam là một thứ lệch lạc về tính dục, một người đàn ông tỏ dấu ưa thích về tính dục với những người đàn ông hoặc với những chàng trai, kể cả những bé trai. Sự ưa thích này có thể có tính cách tuyệt đối hoặc tương đối.

Tuyệt đối khi họ chỉ có quan hệ tính dục với đàn ông hoặc chàng trai khác. Hoàn toàn không bận tâm đến đàn bà.

Tương đối khi có khuynh hướng đi tới những đàn ông khác, mặc dầu đương sự vẫn có thể cưới vợ, có con cái và một cuộc sống tính dục xem ra bình thường. Dẫu sao, qua phong cách sống luôn thấy có một khuynh hướng đồng tính luyến ái.

b. Đồng tính luyến ái nữ

Nơi nữ giới, việc loạn dâm đồng giới chủ yếu ở việc có những tương quan tính dục với những đàn bà khác, chẳng hạn việc giúp nhau thủ dâm.

Hoặc hơn nữa, người phụ nữ, tự trong tâm trí, đã trở thành một người đàn ông, và đây là một người đàn bà đóng vai trò chủ động trong loạn dâm, họ đóng vai trò đàn ông. Cũng có thể họ vẫn giữ vai trò thụ động, còn người tình nữ của họ giữ vai trò đàn ông, nhưng người này phải không có những tật xấu của bọn đàn ông đáng ghét.

Những “cặp vợ chồng” nữ này phải nói là quá nhiều. Kết quả là tràn ngập đau khổ, đầy ám ảnh và những trận ghen khủng khiếp.

2.2.3. Một số cách nhìn

Ngày nay, theo một số thăm dò của Pháp hay Mỹ, người ta nhận thấy rằng, có nhiều ý kiến khác nhau về những người đồng tính luyến ái. Dưới con mắt của rất nhiều người hiện nay, kẻ đồng tính luyến ái là một con người có tiềm năng nguy hại đối với trẻ nhỏ. 

Tháng 1/1981, tờ báo Elle công bố một thăm dò dư luận chứng tỏ các bậc phụ huynh không khoan dung với ý tưởng có con đồng tính luyến ái; 61% người được hỏi từ chối có tổng thống nước cộng hòa lại là đồng tính luyến ái ; 64% phản đối có nhà giáo dục lại đồng tính luyến ái. Chỉ có 24% nghĩ rằng đồng tính luyến ái là một cách sống đời sống tình dục; 42% chống lại nói rằng đồng tính luyến ái là bệnh tật, và 22% là sự đồi trụy tình dục phải đấu tranh. Còn đối với người lớn, có tới 70% đàn ông và đàn bà bình thường được hỏi năm 1977 đều trả lời rằng họ nghĩ những người đàn ông đồng tính luyến ái không được nam tính đầy đủ

Nhiều nhà nghiên cứu coi đồng tính luyến ái như là một hiện tượng bẩm sinh, một biểu hiện lệch lạc trong thích nghi giới tính, cũng có thể là một kiểu “sở thích” tình dục, và nói chung được xem là là thuộc nhóm “thiểu số tình dục”, khác với chuẩn mực hành vi tình dục được xã hội chấp thuận. Từ thời cổ, đồng tính luyến ái đã bị xem như một hiện tượng phóng đãng, quái đản, như hiện tượng suy sụp về nhân cách hay là một biến chứng của một bệnh ngứa. Từ sau K. Ebing, nhiều nhà khoa học đã không lên án những nhu cầu đồng tính luyến ái . 

Theo Kinsey, tất cả mọi người có thể chia thành 7 nhóm và trong mỗi nhóm đó, mức độ ham mê tình dục đồng tính và dị tính trong mỗi người khác nhau.


- Ở nhóm 1 : 0 % đam mê tình dục đồng tính và 100% dị tính
- Ở nhóm 2 : 10% và 90 %
- Ở nhóm 3 : 25% và 75%
- Ở nhóm 4: 50% và 50%
- Ở nhóm 5 : 75% và 25 %
- Ở nhóm 6 : 90% và 10%
- Ở nhóm 7 : 100% đam mê tình dục đồng giới và 0% dị tính

 

Sự ngẫu nhiên của cuộc sống, những hoàn cảnh khác nhau sẽ dẫn tới sự hình thành một trong các khuynh hướng nói trên.

Các số liệu nghiên cứu xác nhận rằng nhiều người lưỡng tính luyến ái nhưng không hề biết gì về nó vì họ tuân theo những quan điểm chủ đạo. Chính hoàn cảnh sống có thể làm cho một người ở nhóm 6 lại không bao giờ trở thành như thế cả. Đối với người thuộc nhóm 1 và nhóm 7 là phức tạp nhất. Nhưng cả ở đây cũng có thể chuyển hướng được, dù rằng để làm được điều đó cần phải có những nỗ lực tối đa.

Cũng trên nghiên cứu của Kinsey nơi 16.000 người Mỹ da trắng cho thấy, có 4% dân cư nam là đồng tính luyến ái chuyên nhất từ khi dậy thì, và có tới 37% đàn ông và 19% đàn bà công nhận đã có ít nhất một kinh nghiệm đồng tính luyến ái dẫn đến cực khoái trong khoảng giữa tuổi dậy thì và tuổi trưởng thành. Hơn nữa, 39% đã có ít nhất một kinh nghiệm đồng tính luyến ái ngẫu nhiên giữa 16 và 55 tuổi . Theo một số cuộc điều tra tại Hoa Kỳ, trong học sinh trung học tại một số trường thì có tới 4,6% nam và 2,9% nữ có ứng xử kiểu luyến ái đồng tính. Tỉ lệ này có xu hướng gia tăng từ 18 - 19 tuổi trở đi, và có thể gia tăng lên tới 10 - 12% dân số. 
Từ lâu, các nhà sinh vật học đã cho rằng mỗi thực thể, cả giống đực lẫn giống cái, đều có 2 kiểu lựa chọn cách sử xự và tùy từng hoàn cảnh mà chương trình giống đực hay giống cái được hình thành.

Theo kết luận của Hiệp hội tâm thần học Hoa kỳ, vào năm 1974, thì đồng tính luyến ái không phải là một bệnh theo đúng nghĩa. Ngay từ những năm 1958, có những nhà nghiên cứu đã cho rằng “đồng tính luyến ái không phải là một sự đồi bại tình dục, mà chỉ có thể xem xét như là một sự dị thường của loài người”. 

Trong nghiên cứu “Những tính chất bất biến về văn hóa của đồng tính luyến ái nam: những ý định kết luận từ nghiên cứu xuyên văn hóa” đăng trong Archives of Sexual Behaviomnol 12, số 3, tr. 207 – 226, F.L. Whitam đã đưa ra những kết luận dựa trên việc nghiên cứu các cộng đồng người đồng tính luyến ái thuộc nhiều nước như Hoa Kỳ, Goatêmala, Braxin và Philipphin như sau :

- Những người đồng tính luyến ái có mặt ở trong mọi xã hội.

- Tỷ lệ phần trăm người đồng tính luyến ái hình như cùng giống nhau trong mọi xã hội và giữ không đổi theo thời gian.

- Những quy chuẩn xã hội không ngăn cản được, cũng không tạo thuận lợi cho sự xuất hiện khuynh hướng đồng tính luyến ái.

- Những phó văn hóa đồng tính luyến ái xuất hiện trong mọi xã hội, nó có một con số đầy đủ những con người.


- Những người đồng tính luyến ái của nhiều xã hội khác nhau có khuynh hướng giống nhau về mặt ứng xử và quyền lợi.

- Mọi xã hội đều sản sinh ra một dải liên tục giống nhau giữa những người đồng tính luyến ái rất nam tính và nữ tính.

Tất cả những điều này cho phép nghĩ rằng đồng tính luyến ái không phải được tạo sinh do một tổ chức xã hội đặc biệt nào, mà đúng hơn là một hình thức cơ bản của giới tính người, nó tự biểu hiện trong một nền văn hóa. 

Loạn dâm đồng giới là một hình thức bất lực. Đối với phần đông những người loạn dâm đồng giới, người đàn ông “đóng phe đàn bà” có được lợi điểm này là không phải là đàn bà, nghĩa là không phải thứ người họ vẫn sợ hoặc tưởng là mình ghét... Có một số loạn dâm chấp nhận tình trạng bất thường này của mình mà không đau khổ gì rõ rệt. Trái lại, có những người khác thì cố tự biện hộ, chống chế như trường hợp của André Gide.

Dựa vào công trình nghiên cứu 106 trường hợp do 77 thấy thuốc cùng nghiên cứu một nhóm 100 người bình thường, hay khác giới tính. Tiến sĩ Bieber có tranh luận nhiều điểm liên quan đến những người đồng tính luyến ái, và đưa ra một số kết luận như sau :

- Đồng tính luyến ái thường là một triệu chứng của sự sợ hãi và là một biểu hiện bị kiềm chế về tình dục khác phái.

- Không phải mọi người đàn ông đều kềm chế được những ước muốn về tiønh dục đồng tính.
- Đồng tính luyến ái là một trạng thái bệnh lý, nó không phải là một thái độ tình dục bình thường của nam giới.

- Thực tế không có cơ sở di truyền về sự phát triển bệnh đồng tính luyến ái. Nó không phải là một thái độ được tiền định nơi con người.

Một tác giả Việt Nam cho rằng: “Đồng tính luyến ái ở dạng như ngày nay là dạng tình dục phân ly tồi tệ nhất chẳng qua là một kiểu chạy trốn thân phận và tình yêu tự nhiên mà tạo hóa ban cho. Nó không phải là một thứ bệnh bẩm sinh của một số ít người, mà là nạn dịch của những kẻ chạy trốn khỏi trách nhiệm tình dục tự nhiên chung cho loài người. Nó đe dọa đông đảo đàn ông, nhẹ dạ, với nhân cách bấp bênh, chưa phát triển đến nơi. Xét cho cùng, ý tưởng ái nam ái nữ là bệnh hoạn, giao hợp giữa con người và con người là kỳ quặc, phá hoại. Không có con người nói chung, mà chỉ có người đàn ông hay đàn bà mà thôi. Nếu ai đó chối bỏ tình dục khác giới thì tức là họ vứt bỏ nguồn gốc sâu xa của nhân thân và tình yêu thiêng liêng.” 
Như vậy, theo ý kiến của một số tác giả khác nhau, chúng tôi có thể rút ra một số ý kiến sau: đồng tính luyến ái thực sự phải xảy ra ở người đã trưởng thành, còn tuổi mới lớn là tuổi còn “mông lung”, chưa định hình, chưa rõ rệt, khuynh hướng tính dục... nên chưa gọi là đồng tính luyến ái được. Những người này có một khuynh hướng tình dục cố định với người cùng giới tính, nghĩa là có khuynh hướng bền vững, không thay đổi được, không phải nay với người bạn khác giới, mai với người bạn cùng giới được, và phải sống như vợ chồng với nhau, nghĩa là có quan hệ tình dục chớ không phải tình cảm xuông.

Vấn đề quan trọng là phải phân biệt rõ ràng đồng tính luyến ái với các hình thức lệch lạc khác trong đời sống tình dục. Người đồng tính luyến ái không phải là người “loạn dâm” (pédastre), nghĩa là họ hoàn toàn không bị hấp dẫn hay lôi cuốn bởi những đứa trẻ khác phái. Họ cũng không phải là “giả trang” (travesti) nghĩa là không cảm thấy khoái cảm tình dục khi mặc quần áo của người khác giới. Họ cũng không phải là dạng “xuyên giới tính” (transsexuel), nghĩa là không cảm thấy như là một người khác phái và, do đó, không tìm cách chuyển đổi giới tính của mình.Thường thì những người đồng tính luyến ái không thuộc loại bán dâm. Chỉ có một số rất nhỏ trong số đó thuộc loại này mà thôi.

Kế đến, cũng không nên giản lược hay thu gọn con người đồng tính luyến ái vào chỉ có chiều kích tình dục của họ mà thôi. Cần có một cái nhìn toàn diện hơn về họ.

3. QUAN NIỆM CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VỀ ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI 

 

Tiếp nối những quan niệm về tình dục của Do Thái giáo, vào thời cổ Kitô giáo, đồng tính luyến ái bị coi là một tội ác. Nhưng cho tới nay, như TS. Zbigniewlew Starowicz nhận xét : “Các tiêu chuẩn về đạo đức luyến ái được Vatican thông qua trước kia và ngày nay rõ ràng là khác nhau. Đúng là vẫn những quy định như vậy (cấm thủ dâm, cấm các quan hệ tình dục trước hôn nhân và ngoài giá thú, cấm đồng tính luyến ái hoặc xử dụng các phương pháp ngừa thai, phá thai...), nhưng ngày nay thì tinh thần của chúng đã được khoác lên những bộ áo mới khoáng đạt, tươi mát và bớt đi nhiều tính chất khắc nghiệt xưa” .

Sách Giáo lý chung của Giáo hội Công giáo, ban hành 11/12/1992 đã đưa ra cái nhìn của mình về đồng tính luyến ái như sau : 

“Đồng tính luyến ái là những liên hệ giữa những người nam hoặc những người nữ với nhau : họ cảm thấy sức quyến rũ về mặt tính dục một cách mạnh hơn hẳn, hoặc một cách độc chiếm đối với những người cùng giới tính. Nó đã mặc lấy những hình thức rất khác nhau qua các thế kỷ và nơi những văn hóa khác nhau. Sự phát sinh về tâm thần của nó vẫn còn nhiều điểm chưa lý giải được. Dựa trên thánh kinh vẫn lên án chúng là những hành vi suy đồi nghiêm trọng. Truyền thống luôn luôn tuyên bố “những hành vi đồng tính luyến ái là thác loạn tự bản chất của chúng” . Những hành vi này nghịch với luật tự nhiên. Chúng đóng cửa không cho hành vi tính dục ban tặng sự sống. Chúng không xuất phát từ một sự bổ khuyết cho sinh hoạt tình cảm và tính dục thật sự. Chúng không thể được chấp nhận trong bất cứ trường hợp nào” .
“Một con số không nhỏ những đàn ông và phụ nữ cho thấy có những khuynh hướng đồng tính luyến ái sâu xa. Họ đã không chọn lấy thân phận đồng tính luyến ái của họ; đối với đa số trong họ, đây là một thử thách. Họ phải được người ta đón nhận với sự tôn trọng, thông cảm và tế nhị. Người ta phải tránh tất cả những dấu hiệu của sự kỳ thị bất công đối với họ. Những người này được gọi thực thi ý Chúa trong đời sống của họ, và nếu họ là những kitô hữu, họ được kêu gọi kết hợp với hy sinh thập giá của Chúa những khó khăn mà họ gặp phải trong thân phận của họ”

 .“Những người đồng tính luyến ái được kêu gọi giữ sự khiết tịnh. Nhờ những nhân đức của sự tự làm chủ được mình, tức những nhân đức giáo dục cho tự do nội tâm, và đôi khi nhờ sự nâng đỡ của một tình bạn vô vị lợi, nhờ lời cầu nguyện và ân sủng các bí tích, họ có thể và phải dần dần và cương quyết tới gần sự trọn hảo kitô giáo” .

Giáo Hội Công Giáo vẫn dứt khoát với lập trường của mình về quan hệ đồng tính luyến ái. Một quan niệm hoàn toàn dựa trên cơ sở của Thánh Kinh. 

Vấn đề là, trong tiến trình lịch sử, đã có quá nhiều người, khi nhìn về hiện tượng đồng tính luyến ái, dễ có khuynh hướng bóp méo nền tảng thánh kinh. Trong tranh luận về đồng tính luyến ái, người ta dễ có khuynh hướng trích dẫn một câu thánh kinh kết án hiện tượng này. Trong khi đó, cần phải đọc thánh kinh trong toàn diện, nghĩa là không nên tách biệt những câu hay những đoạn kinh thánh ra khỏi mạch văn của chúng.

Đàng khác, xét dưới khía cạnh tâm lý, các tác giả không trình bày vấn đề dưới khía cạnh khoa học hay mục vụ như ngày nay. Họ cố gắng nhìn mọi thực tại của con người trong tương quan với chương trình của Thiên Chúa; họ xác tín rằng một tương quan xấu với Đấng Tạo Hóa luôn dẫn đến một tương quan xấu với các thụ tạo. Xác tín này cũng được áp dụng cho một thực tại nền tảng là tính dục con người.

Dưới cái nhìn của các tacù giả Thánh kinh, đồng tính luyến ái xét như là một đảo lộn trật tự tự nhiên là một cắt đứt quan hệ với Đấng tạo Hóa. Đưa ra phán quyết ấy, nhưng Thánh kinh không hề tuyên bố về trách nhiệm cá nhân của những người đồng tính luyến ái. Thánh Kinh chỉ muốn nhắc nhở rằng xét về mặt luân lý, không thể đặt ngang hàng đồng tính luyến ái với tình dục bình thường. Ngay từ đầu, Kinh Thánh đã khẳng định Thiên Chúa tạo dựng con người có nam có nữ; chối bỏ hoặc đi ngược với chương trình ấy là một điều không phù hợp với chương trình của Đấng Tạo Hóa.

Theo Kinh Thánh, trong bản chất đích thực của nó, tình dục hướng đến việc trao ban sự sống. Dĩ nhiên, không phải mỗi hành động tính dục đều tạo ra một sự sống mới, cũng không phải mọi người đều bắt buộc phải có ý hướng ấy khi có quan hệ tình dục. Ngoài mục đích sinh sản, sinh hoạt tình dục còn có những mục đích khác nữa; tuy nhiên, mục đích sinh sản của tình dục cần phải luôn luôn được tôn trọng, nếu không tình dục sẽ bị dung tục. Trong quan hệ đồng tính luyến ái, khía cạnh sinh sản dĩ nhiên hoàn toàn bị chối bỏ, do đó xét theo bản chất và mục đích của tình dục, đây là những quan hệ hoàn toàn phản tự nhiên.

Ngoài mục đích sinh sản, tình dục con người còn là ngôn ngữ của tình yêu vợ chồng, tình yêu này dĩ nhiên cũng gắn liền với sự sinh sản. Không phải mọi hành động tình dục trong đời sống vợ chồng đều dẫn tới việc sinh sản, nhưng hành động tình dục chỉ thực sự là ngôn ngữ của tình yêu, nếu nó hướng mở đến việc sinh sản. Tình yêu như thế không thể có trong quan hệ đồng tính luyến ái. Có thể có sự khóai lạc mà các quan hệ đồng tính luyến ái mang lại cũng giống như sự khoái lạc trong quan hệ vợ chồng. Đi tìm khoái lạc trong những hành động tốt tự nó không phải là điều xấu, nhưng tìm khoái lạc trong những hành động hoàn toàn tách biệt khỏi mục đích của chúng là một điều vô luân.

Nhiều người lập luận rằng không nên đưa ra một phán đoán chung về mọi quan hệ đồng tính luyến ái, theo họ, có những quan hệ đồng tính luyến ái rất bền vững, có khi còn bền vững hơn cả quan hệ vợ chồng : nhiều cặp đồng tính luyến ái thương nhau thực sự và là điều tốt đẹp, nhưng không thể là một tình bạn bình thường và tốt đẹp khi nó dẫn đến những hành động tình dục nhưng không được thể hiện trong tinh thần tôn trọng đối với mục đích thiết yếu của tình dục, những hành động như thế không thể là thể hiện của một tình yêu đích thực và bền vững được.

Một tình yêu đích thực chỉ có trong quan hệ vợ chồng, bởi vì hành động giao hợp vợ chồng hướng đến mục đích của tình dục là yêu thương và sinh sản, chỉ có một quan hệ tình dục như thế mới có thể và phải bền vững, vì nó đòi hỏi trách nhiệm của con người, trong khi đó quan hệ tình dục đồng tính luyến ái không được xây dựng trên bất cứ một nền tảng nào đòi hỏi sự chung thủy và bền vững.

Về mặt luân lý, cần phải nhìn đồng tính luyến ái dưới 2 khía cạnh: khách quan và chủ quan. Dưới khiùa cạnh khách quan, những hành động đồng tính luyến ái tự chúng đi ngược lại trật tự tự nhiên của tình dục. Những quan hệ của tính dục chỉ phù hợp với bản chất và mục đích của tình dục, khi chúng diễn ra trong quan hệ yêu thương của những người phối ngẫu nam nữ thôi. Tuyên ngôn “Nhân vị con người” do “Bộ giáo lý đức tin” ban hành năm 1975 viết : “Theo trật tự luân lý khách quan. Những quan hệ đồng tính luyến ái là những hành vi không phù hợp với luật thiết yếu và cần thiết cho chúng. Kinh thánh đã kết án những hành vi đó như là những lệch lạc trầm trọng, và nhất là xem đó như kết quả bi thảm của sự khước từ hứa. Phán đoán này cho thấy rằng những hành động đồng tính luyến ái tự bản chất là hỗn loạn và không thể được tán thành trong bất cứ trường hợp nào”.

“Với phán đoán trên, Giáo hội bác bỏ quan niệm rất phổ biến hiện nay, theo đó quan hệ đồng tính luyến ái có thể được xem là tốt về phương diện luân lý. Đối với những người do cấu tạo tự nhiên hướng về người đồng phái, những người có chủ trương như thế cho rằng giữa hai người đồng tính luyến ái có thể có tình yêu chân thật và trách nhiệm. Theo Bộ Giáo lý Đức tin, một quan niệm như thế hoàn toàn sai lạc, vì một tình yêu đích thực đòi hỏi sự trưởng thành và tinh thần trách nhiệm”.

Xét dưới khía cạnh khách quan, quan hệ đồng tính luyến ái tự nó là một hành động ngược lại với ý nghĩa và mục đích của tình dục, do đó đi ngược với trật tự tự nhiên. Tuy nhiên, nhìn dưới khía cạnh chủ quan, chỉ Thiên Chúa mới có quyền xét đoán; có tội hay không là tùy lương tâm mỗi người trước mặt Chúa. Hơn nữa, có khuynh hướng đồng tính luyến ái chưa hẳn đã là một cái tội, do đó nhìn người đồng tính luyến ái với cái nhìn cảm thông là thái độ nền tảng trong cách cư xử của người kitô hữu.

Cái nhìn rất tự nhiên của nhiều người Á Đông cũng như Tây phương đối với những người đồng tính luyến ái luôn chứa đầy sự khinh thị. Thái độ này không phù hợp với những đòi hỏi của Tin Mừng. Đối với Tin Mừng, người đồng tính luyến ái cũng là tha nhân của mỗi người, do đó họ cần được được tôn trọng, đón nhận và nâng đỡ hơn bất cứ ai khác. Qua lời kêu gọi của Bộ Giáo lý Đức tin, người kitô hữu được mời gọi phải có cách cư xử với những người đồng tính luyến ái: Một cách toàn diện, cảm thông, nhìn nhận họ là những con người bình thường.

Đồng thời, khi xác định đồng tính luyến ái vẫn là những người bình thường, họ phải được tôn trọng và cảm thông. Giáo hội cũng đòi hỏi chính bản thân họ phải là những con người có tự do và trách nhiệm. Cũng như mọi người, họ cũng được mời gọi nên thánh; cũng như mọi người có trách nhiệm, họ cũng phải sống khiết tịnh; và nếu họ là những kitô hữu, họ cũng phải sống thế nào để làm chứng cho các giá trị Nước Trời.

Text Box:  TÌNH YÊU – HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH 
Lm. Giuse Têrêsa Trần Anh Thụ

 

 

NHỮNG “CHIẾC GIƯỜNG PROCUSTE”
TRONG GIA ĐÌNH

 

Trong thần thoại Hy Lạp, Procuste là một tên tướng cướp có “kiểu chơi” khá kỳ quặc. Tên tướng cướp này đã tạo ra một chiếc giường kiểu mẫu, để rồi mỗi lần bắt được người nào, hắn đều đặt lên chiếc giường đó để đo. Nếu vừa, hắn sẽ thả cho đi mà không làm hại, nếu đo dư, hắn sẽ dùng gươm “vạt” bớt, và nếu người nào ngắn quá, hắn sẽ kéo cho tới khi bằng chíếc giường mới thôi. Trong cuộc sống gia đình, nhiều khi các bậc cha mẹ cách nào đó đã tạo ra cho mình chiếc giường như thế để áp dụng nó vào việc giáo dục con cái, để rồi khi nhận ra hậu quả của điều mà mình cho là đúng, là chuẩn mực thì sự đã rồi.

Câu chuyện thứ nhất

Vì không muốn mất thể diện trong một địa phương có hơn 90% là Công Giáo, nên gia đình ông Vương D – vốn xưa nay được xem là gia đình gia giáo và đạo hạnh, làm mọi cách để gởi cậu con trai – chỉ vì theo chúng bạn nên vướng vào “cái chết trắng”, cho bà cô ở Tây nguyên coi sóc. Lên sống với cô, BN tỏ ra là một chàng trai có bản lĩnh, biết phục thiện. Không những bỏ được “nàng tiên nâu”, anh còn chí thú làm ăn trên mảnh đất mới và luôn mong có được một cuộc sống ổn định lâu dài. Vâng, những dự định tốt đẹp và ý chí hướng thiện ấy sẽ trở thành hiện thực nếu không có sự xuất hiện của LA – cô tiểu thư trong một gia đình Phật giáo lâu đời. BN và LA đến với nhau với một tình yêu tưởng chừng khó có thể tách rời cùng với bao hoài bão về tương lai như những đôi tình nhân khác. Nhưng rồi sóng gió nổi lên khi gia đình bà cô phát hiện đứa cháu “đạo dòng” của mình lại đi yêu một cô gái ba đời Phật giáo. Tin ấy nhanh chóng đến tai bố mẹ của BN. Vốn gia đình nề nếp, ông Vương D kịch liệt phản đối tình yêu của con mình vì cho rằng con cái ông phải là những người lấy người đồng đạo, quyết không làm sui với người mà ông cho là “ngoại đạo”. Chưa hết, ông còn cắt các khoản cung cấp cho BN và quyết không cho anh lập nghiệp ở Tây nguyên.

Trở về lại thành phố mang theo tâm trạng chán chường vì biết rằng bố mẹ không tin tưởng và xem mình như một chiếc máy theo sự điều khiển nhất nhất của bố. Và sự gì đến đã đến. Khi biết BN vướng lại con đường cũ do một lần chích quá liều, gia đình đã vội vàng đưa anh vào bệnh viện và sau đó đưa thẳng anh vào trung tâm cai nghiện dù anh ra sức van nài xin hãy cho anh một cơ hội. Có lẽ vì quá căng thẳng và bế tắc, BN đã vĩnh viễn ra đi sau hai tuần ở TT, để lại cho gia đình bức thơ với lời lẽ thật chân tình của một người con khi bố mẹ đã chiếm hết những “khoảng riêng” mà lẽ ra anh được hưởng.

Câu chuyện thứ hai

Xứ VA được xem là một giáo xứ đầu đàn của một giáo phận trong việc cống hiến cho Giáo Hội những người con biết quảng đại đáp lại tiếng Chúa. Sống trong một xứ đạo luôn được mệnh danh là “nhà nhà đi tu, người người đi tu” như thế, ông P cũng không trông mong gì hơn là có được một trong tám người con noi gương con cái xứ nhà để làm rạng rỡ gia phong. Thời gian trôi đi, bảy người con của ông lần lượt yên bề gia thất. Chỉ còn cô con gái út, ông nhất quyết cho cô đi tu để làm “ma soeur”. Nghĩ sao làm vậy, ông đem cô út vào gởi trong một tu viện lớn của thành phố. Sống trong tu viện mấy năm, cô cảm thấy mình không có ơn gọi nên nhã ý xin bề trên cho về. Khi nhận được tin đó, ông P tức tốc bỏ hết công chuyện đồng áng của mình lên gặp mẹ bề trên xin được gặp cô con gái của mình. Ngồi trong phòng khách của tu viện, ông P lấy Kinh Thánh ra để đọc cho cô út nghe vàgiảng giải để làm sao cô bằng lòng ở lại mới thôi. Thời gian trôi đi với vài ba lần tìm hiểu ở các tu viện khác, cô út vẫn thấy mình không có ơn gọi làm bà phước, cô đã quyết định xin ra và lập gia đình mặc cho ông P và mọi người trong gia đình từ cô và xem cô như đứa con bất hiếu.

Câu chuyện thứ ba

Gia đình ông chú tôi, không biết chạy chọt thế nào mà lại lo được cho thằng O – vốn là dân “hai lúa” chính gốc, vào trung tâm dạy nghề để học sửa chữa điện tử trên thành phố. Nguyên nhân là vì ai ai trong xóm cũng chê con ông chỉ biết làm ruộng chớ còn biết làm gì hơn, nên khi gửi được cậu con trai vào thành phố học, ông lại ra vẻ ta đây: khi thằng O trở về làng, hắn sẽ sửa điện tử cho cả xóm biết tay! Khốn nỗi trường dạy nghề đào tạo chỉ hai năm là học viên có thể lành nghề, còn O không biết làm sao học đến bốn năm mà vẫn chưa thấy động tĩnh gì. Cứ lâu lâu O lại gọi điện về xin tiền, khi thì nói sắp ra trường, khi thì đang xin việc, khi thì đang làm cho một doanh nghiệp. Oâng chú tôi nhận được những tin ấy thì dù có khó khăn thế nào cũng cố gắng gởi tiền lên cho cậu con. Rồi một hôm ông nhận được điện của bên cảnh sát thông báo về việc con ông tham gia vào một đường dây buôn bán ma túy và hiện đang chờ ngày ra tòa.

Thay lời kết

Ngạn ngữ Đức có câu: “Người cha có con thì dễ, nhưng để làm người cha thật khó”. Vâng, giáo dục và hướng dẫn con cái là cả một nghệ thuật không đơn giản tí nào. Nếu cha mẹ không có một phương pháp giáo dục tốt mà chỉ giáo dục con cái theo cảm tính, vô hình trung ta sẽ có nguy cơ tạo nên những “chiếc giường Procuste” cho con cái mình. Thiết tưởng cần có một chương trình huấn luyện giáo dục con cái cho thanh niên mà đặc biệt là lớp dự bị hôn nhân để giúp họ có được một hành trang – ít là tối thiểu cho cuộc sống làm cha mẹ và giáo dục, định hướng cho con cái họ sau này.

Ngọc Phạm

GIA TRƯỞNG

 Một đoàn tàu không thể thiếu toa đầu máy. Cũng vậy, một tổ chức, dù chỉ là nhóm nhỏ, cũng cần có người đứng đầu. Và tất nhiên, một gia đình cũng cần có người “chống mũi chịu sào” – gọi là gia trưởng với sự ưu ái.

Gia trưởng, theo nghỉa tích cực là người chỉ đạo, hướng dẫn con thuyền-gia-đình lướt qua mọi giông tố, mọi phong ba để cập bến bờ bình an và hạnh phúc. Theo luật quốc tế, thuyền trưởng không được rời tàu thuyền trước người hành khách cuối cùng. Cũng vậy, gia trưởng không được “ngã tay chèo” dù bất kỳ tình thế nào. Đó mới là người chồng và người cha đầy trách nhiệm, chứ không ích kỷ tìm bình an riêng mình.

Còn theo nghĩa tiêu cực, gia trưởng là người thích dùng quyền hoặc ưa chỉ huy, độc đoán hoặc chuyên chế, tỏ ra hách dịch, dùng mệnh lệnh để áp đạt vợ và con cái, thay vì lắng nghe trong cuộc đối thoại.

Ông C ở độ tuổi thất thập cổ lai hy, con cái ông đã ở “tuổi làm ông bà”. Thế nhưng ông C vẫn phong kiến, khắt khe với con cháu. Ý ông là ý … trời! Chả ai dám trái lệnh, kể cả vợ. Con cái có ý kiến thì ông lại nói dỗi, nói móc để “trả đũa”. Thế là con cháu đành ngậm bồ hòn mà răm rắp tuân theo. Gia đình thiếu tính dân chủ, con cháu ông mất hết tự do, không khéo họ bị ức chế có thể hành động để “xả” trên người khác như kiểu “giận cá chém thớt”.

Khác với tuổi ông C, anh G mới ở độ tuổi trẻ chưa qua già chưa tới nhưng cách xử sự của anh cũng quá thủ cựu. Vợ anh có góp ý xây dựng thì gạt phăng. Con cái thì cứ lấm lét nhìn bố như nhìn quan tòa, bởi vì anh hay quát mắng và chửi chúng là ngu … mà không thông cảm với những khả năng hữu hạn của chúng trong học hành. Cứ thế, không khí gia đình anh G ngày càng ngột ngạt. Lúc nào có anh ở nhà là thời gian cực hình của mấy đứa con. Người ta bảo sinh con thì dễ nhưng làm cha rất khó là vậy!

Báo Tuổi Trẻ, số ra ngày 25/10/2000 đưa ra tỉ lệ bạo hành ở Việt Nam: nam đối với nữ là 97% và nữ đối với nam là 3%. Con số cho thấy nam giới vẫn quá ư “ra oai gia trưởng” với phụ nữ. Với trẻ em cũng vậy, có những người vì không nhận thức đủ hoặc cố tình không hiểu, vẫn độc tài bằng những mệnh lệnh và cả hành động xâm phạm đến các con. Dư luận gần đây đã từng lên tiếng bênh vực những đứa con bị chính cha mình gây thương tích là ví dụ. Phải chăng tình yêu thương chưa nằm trong trái tim họ?

Tạo ra bầu không khí gia đình hòa thuận, ấm cúng, tràn ngập tiếng cười là cái uy tín của gia trưởng, hãy dám nhận khuyết điểm, nói ít làm nhiều. Chúc các gia trưởng thành công trong trọng trách làm chồng và làm cha bằng con đường yêu thương và nhân hậu, để được vợ con yêu thương và kính trọng.

 

 

Text Box:  CÂU CHUYỆN SUY TƯ 
 Trần Thiên Thu

 

 

Bài thuyết giảng

Tại một ngôi làng nhỏ, có một vị giáo sư thường đến nói chuyện về cuộc sống, về cộng đồng vào mỗi ngày chủ nhật. Ngoài ra, ông còn tổ chức nhiều hoạt động cho những cậu bé trong làng cùng chơi.

Nhưng đến một ngày chủ nhật nọ, một cậu bé, vốn rất chăm đến nghe nói chuyện bỗng nhiên không đến nữa. Nghe nói cậu ta không muốn nghe những bài nói chuyện tầm xàm và cũng chẳng muốn chơi với những cô cậu bé khác nữa.

Sau hai tuần, vị giáo sư quyết định đến thăm nhà cậu bé. Cậu bé đang ở nhà một mình, ngồi trước bếp lửa.

Đoán được lí do chuyến viếng thăm, cậu bé mời vị giáo sư vào nhà và lấy cho ông một chiếc ghế ngồi bên bếp lửa cho ấm.

Vị giáo sư ngồi xuống nhưng vẫn không nói gì. Trong im lặng, hai người cùng ngồi nhìn những ngọn lửa nhảy múa.

Sau vài phút, vị giáo sư lấy cái kẹp, cẩn thận nhặt một mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt riêng nó sang bên cạnh lò sưởi.

Rồi ông ngồi lại xuống ghế, vẫn im lặng. Cậu bé cũng im lặng quan sát mọi việc.

Cục than đơn lẻ cháy nhỏ dần, cuối cùng cháy thêm được một vài giây nữa rồi tắt hẳn, không còn đốm lửa nào nữa. Nó trở nên lạnh lẽo và không còn sức sống.
 
Vị giáo sư nhìn đồng hồ và nhận ra đã đến giờ ông phải đến thăm một người khác. Ông chậm rãi đứng dậy, nhặt cục than lạnh lẽo và đặt lại vào giữa bếp lửa. Ngay lập tức, nó lại bắt đầu cháy, tỏa sáng, lại một lần nữa với ánh sáng và hơi ấm của những cục than xung quanh nó.

Khi vị giáo sư đi ra cửa, cậu bé chủ nhà nắm tay ông và nói:

- Cảm ơn bác đã đến thăm, và đặc biệt cảm ơn bài nói chuyện của bác. Tuần sau cháu sẽ lại đến chỗ bác cùng mọi người.

Text Box:  ĐỌC SÁCH

 

 

GIỌT NƯỚC MẮT HỒNG

 

Lm. Đỗ Văn Thiêm

 

Bữa tiệc bế giảng Ngày Thứ năm Tuần Thánh

 

Khoá học 3 năm sắp kết thúc. 3 năm trước huấn luỵện đặc biệt, dành cho 12 bác ngư phủ, 12 người làm nghề đánh cá biển khơi, được tuyển chọn và huấn luyện, để trở thành  những kẻ đánh cá lưới người. Có một sự cách biệt đến vô tận, giữa hai nghề này. 3 năm  dạy dỗ trực tiếp ngay tại hiện trường, chứ không phải trên bàn học lý thuyết.

 

Trong giáo trình 3 năm cao đẳng này, thầy Giêsu đã dạy trò về nhiều môn, với nhiều sự thật, được mở ra, trong những tình huống thực tế.

 

Giáo trình dạy nhiều môn, nhưng tựu chung lại, đề tài căn bản và chính yếu, tất cả thời gian trong 3 năm thầy Giêsu chỉ dạy về một mảng đề tài duy nhất Tình Yêu.

Nói về tình yêu, là nói về một cái gì đó tế nhị nhất, lạ lùng nhất, và khó khăn nhất. Có điều gì tế nhị hơn tình yêu; có điều gì say mê hơn tình yêu  ? Có điều gì hạnh phúc  hơn tình yêu, nhưng cũng có điều gì gây đau khổ hơn tình yêu. Trong suốt 3 năm học tập, dù được nghe tận tai, chứng kiến tận mắt, hợp tác tận tay, nhưng không chắc, các môn đệ đã hiểu rõ được bài học tình yêu. Thầy dạy. Bởi bài học tình yêu, là một bài học khó học, là một bài học khó thuộc vô cùng.

 

Bởi vậy, chiều nay, chiều học cuối cùng. Buổi học tổng kết bế mạc. Thầy Giêsu muốn cho các môn sinh nắm được tường tận về bài học này. Không còn là lý thuyết, mà là thực hành. Ngài muốn minh họa cụ thể để các môn đệ thấu suốt, để có thể giải nghĩa chữ yêu thương.

 

Buổi học bế giảng được lồng nghép trong một bữa tiệc. Gọi là bữa tiệc liên hoan cũng được, gọi là bữa tiệc chia tay cũng chẳng sai, bởi đây là bữa tiệc cuối cùng, trước khi Thầy đi vào tuần thương khó, để rồi chết hắt hiu trên thánh giá.

 

Tất cả đều đã yên vị, buổi tiệc bắt đầu. Bỗng Chúa Giêsu đứng dậy. Ngài làm gì thế ? Rất thanh thản. Ngài nhẹ nhàng cởi chiếc áo bên ngoài. Tất cả đều ngỡ ngàng, không  hiểu Đợi chờ ! Ngài đã lấy chậu múc nước, rồi đi đến từng môn đệ, quỳ xuống, và rửa chân cho từng người.

Lạ lùng quá ! Yêu là phải thế sao thưa Thầy ? Cái bước đi là phải cởi áo phải không Thầy ?

Người ta phải cởi bỏ chiếc áo uy quyền xa cách. Trong xã hội cuộc đời, rất nhiều khi, chiếc áo làm nên giai cấp, và tạo ra sự xa cách. Cởi bỏ chiếc áo uy quyền bên ngoài, người ta sẽ trở về cùng một mẫu số chung. Đều là người.

 

Yêu thương là xích lại gần. Thầy Giêsu đã rời bỏcái uy quyền Thiên Chúa  của mình để trở nên thiết thân bạn hữu, đúng như có lần người đã nói : “ Từ nay, Thầy sẽ không gọi các con là tôi tớ, mà là bạn hữu”

 

Yêu nhau không phải là từ trên cao cúi xuống, của một sự tội nghiệp. Mà lại sự gặp gỡ của hai sinh vật cùng chủng loại, của hai con người,  của hai trái tim.

 

Rồi Thầy quỳ xuống. Xin mở mắt to ra mà nhìn. Bài học tình yêu khó thuộc thật. Yêu là phải từ bỏ mình. Thầy quỳ xuống trước mặt các môn đệ. Thầy không ngại ngùng và xấu hổ sao ?

 

Nhìn kìa, đầu Thầy giờ này chỉ cao bằng  đầu gối các môn đệ. Bỏ quên mình là Thầy, mình là Ngôi Hai Thiên Chúa cao sang. Tạo Hóa quỳ gối trước những tạo vật phù vân bụi đất. Khiêm tốn đến vô cùng.

 

Đường tình yêu là đường khiêm tốn. Một sự khiêm tốn chân thành, thực tâm.

Và rồi, Thầy rửa chân cho các môn đệ.

 

Trời ơi ? Sao Thầy lại làm thế. Thầy quên sao Thầy : Chỉ có đầy tớ mới rửa chân cho chủ thôi. Chỉ có lính lác mới rửa chân cho sư phụ. Việc rửa chân, là công việc dành cho những người thấp hèn, xã hội đã phân công như thế. Vậy mà sao Thầy lại làm, nhục nhã quá Thầy ơi ! Con nhớ nhá, tình yêu mạnh hơn sự chết, cho nên vượt qua cả sự nhục nhã.

 

Thầy rửa những bàn chân, vâng, chẳng nhìn Thầy cũng biết, những bàn chân đã lấm qúa những bụi đời. Những bàn chân  đang sắp quay gót về với Chúa. Những bàn chân, đã phủ kín bằng tội lỗi. Sao Thầy vẫn rửa ? Tình yêu là phục vụ, phục vụ tận tình không sợ nhơ nhớp.

 

Thầy biết trước, với đôi bàn chân chối Thầy. Bàn chân của các môn đệ sẽ trốn chạy khi Thầy bị bắt, mà sao Thầy vẫn rửa ? Phải chăng Thầy muốn dạy phải biết  thứ tha. Khi thể hiện tình yêu chân thực, người ta phải quên hết, bỏ hết những nghi kỵ, thù hằn. Dòng nước Thầy đổ trên chân, sẽ cho trôi đi, cả những sự phản bội, bất trung.

 

Rồi Thầy đứng lên. mặc áo vào, trở về ghế ngồi. Nhẹ nhàng. Thầy hỏi, và cũng nhẹ nhàng tự trả  lời.

 

Điều thầy vừa làm, các con có hiểu không ? Thầy làm thầy, làm Chúa, mà còn rửa chân  cho các con, các con cũng hãy rửa chân cho nhau.

 

Thế là đi hết đường tình yêu rồi, phải không, thưa Thầy ? Yêu là từ bỏ,là khiêm tốn, là phục vụ tận tình. Giải nghĩa chữ yêu thế, đã trọn vẹn ý nghĩa được chưa ?

 

Hình như chưa trọn vẹn thì phải. Bởi bàn tiệc còn dở dang, chưa kết thúc.

 

Kìa kìa, nhìn đi. Thầy lại tiếp tục bài học. Thầy cằm lấy tấm bánh, ngước mắt lên trời. Rồi bẻ bánh ra, trao cho từng người môn đệ rồi nói : các con hãy cằm lấy  mà ăn, vì này là mình Thầy.

Rồi cằm lấy chén rượu cũng thế, đưa cho các môn đệ rồi nói :  Tất cả các con hãy cằm lấy mà uống. Máu giao ước mới, sẽ đổ ra cho các con và mọi người để được tha tội.

Tột đỉnh tình yêu là thế đó sao, thưa Thầy ? Phải là sự hiến dâng trọn vẹn. Qủa thực, đúng như người ta đã nói. Giới hạn của tình yêu là yêu không giới hạn.

 

Khiêm tốn, phục vụ chưa là triệt để của tình yêu. Mức độ đi tới triệt để là hãy biến đời mình thành một miếng bành, miếng cơm, dâng hiến cho đời. Miếng cơm, miếng bành hòa tan trong người, và nuôi sống con người, mang lại hạnh phúc  cho con người.

 

Lạ lùng và cao cả qúa ! Khó thuộc bài qúa. Thầy ơi ! Có ai đi tới mút cùng của tình yêu được như thế không thưa Thầy ? Phải chăng, chỉ có mình Thầy đã thực hiện được.

Thầy là Thiên Chúa. Thiên Chúa là Tình yêu. Cho nên cuộc đời Thầy, chính là tình yêu trải dài. Diễn nghĩa.

Bài học Thầy dạy chiều nay, làm con ngỡ ngàng choáng váng. Yêu là thế đó, là dám chết cho người mình yêu.